Hãng THX đưa tin, hai đối tác hải quân Israel và Mỹ tuần qua đã tiến hành cuộc diễn tập chung tìm kiếm và cứu hộ trên Địa Trung Hải, trong đó có cả các hạng mục bắn đạn thật và đổ bộ.
Cuộc diễn tập mang tên "Reliant Mermaid" này cũng thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis được đặt trên tàu khu trục của Hải quân Mỹ, mà về mặt lý thuyết hệ thống này có thể bảo vệ được Israel trước tên lửa của Iran.
Tuy nhiên, phía Mỹ khẳng định cuộc tập trận thường niên này không liên quan tới tâm lý chiến tranh ngày càng gia tăng giữa Israel và Iran.
Một phát ngôn viên Văn phòng Quan hệ Công chúng của Hải quân Mỹ nêu rõ "Reliant Mermaid" là một cuộc tập trận định kỳ thông thường và không liên quan hay nhằm phản ứng lại bất kỳ một sự kiện thực tế nào trên thế giới."
Đánh giá kết quả diễn tập, Tư lệnh Mỹ David A. Bretz cho rằng "đây là cuộc tập trận thành công nhằm thúc đẩy đoàn kết giữa hải quân Mỹ và Israel, cũng như tăng cường khả năng hiệp đồng tác chiến theo nhóm".
Từ năm 2000 đến năm 2009, hình thức diễn tập chung này được thực hiện hàng năm có thêm sự tham dự của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Song diễn tập tạm ngừng sau vụ biệt kích Israel bắn chết chín nhà hoạt động người Thổ Nhĩ Kỳ trên chiếc tàu mang tên "Mavi Marmata" năm 2010, khi tàu này tìm cách vượt qua một chốt chặn trên biển của Israel để vào viện trợ cho Dải Gaza đang bị Israel phong tỏa.
Tân Hoa xã cùng ngày dẫn nguồn báo "Yedhioth Ahronot" ở Jerusalem cho biết tuần trước, một phái đoàn của Israel đã có chuyến thăm bí mật tới Thổ Nhĩ Kỳ trong nỗ lực hàn gắn rạn nứt giữa hai nước kể từ sau vụ "Mavi Marmata."
Phái đoàn, trong đó có một số nghị sỹ quốc hội, đã phối hợp với Lãnh sự quán Israel tại Ancara gặp gỡ các quan chức và nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ ở Ancara và Istanbul.
Các cuộc gặp chủ yếu tập trung bàn cách hàn gắn quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tại các cuộc gặp, Israel tái khẳng định lập trường của Tel Aviv rằng sẽ không xin lỗi về vụ việc trên, song sẵn lòng gửi lời chia buồn và bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Báo "Yedhioth Ahronot" cũng cho biết chuyến thăm trên nhận được sự ủng hộ từ Văn phòng Thủ tướng Israel mặc dù Bộ Ngoại giao Israel phản đối ý tưởng này. Quan hệ Israel-Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi nghiêm trọng từ sau vụ "Mavi Marmata."
Ngày 27/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành luật chi 70 triệu USD trong năm nay cho hệ thống lá chắn tên lửa an ninh tầm thấp mang tên "vòm sắt" (Iron Dome) của Israel nhằm củng cố quan hệ quốc phòng song phương.
Theo Lầu Năm Góc, số tiền Mỹ chi hàng năm để hỗ trợ an ninh tổng thể cho Israel lên tới hơn 3 tỷ USD, nhiều hơn cho bất cứ nước nào khác./.
Cuộc diễn tập mang tên "Reliant Mermaid" này cũng thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis được đặt trên tàu khu trục của Hải quân Mỹ, mà về mặt lý thuyết hệ thống này có thể bảo vệ được Israel trước tên lửa của Iran.
Tuy nhiên, phía Mỹ khẳng định cuộc tập trận thường niên này không liên quan tới tâm lý chiến tranh ngày càng gia tăng giữa Israel và Iran.
Một phát ngôn viên Văn phòng Quan hệ Công chúng của Hải quân Mỹ nêu rõ "Reliant Mermaid" là một cuộc tập trận định kỳ thông thường và không liên quan hay nhằm phản ứng lại bất kỳ một sự kiện thực tế nào trên thế giới."
Đánh giá kết quả diễn tập, Tư lệnh Mỹ David A. Bretz cho rằng "đây là cuộc tập trận thành công nhằm thúc đẩy đoàn kết giữa hải quân Mỹ và Israel, cũng như tăng cường khả năng hiệp đồng tác chiến theo nhóm".
Từ năm 2000 đến năm 2009, hình thức diễn tập chung này được thực hiện hàng năm có thêm sự tham dự của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Song diễn tập tạm ngừng sau vụ biệt kích Israel bắn chết chín nhà hoạt động người Thổ Nhĩ Kỳ trên chiếc tàu mang tên "Mavi Marmata" năm 2010, khi tàu này tìm cách vượt qua một chốt chặn trên biển của Israel để vào viện trợ cho Dải Gaza đang bị Israel phong tỏa.
Tân Hoa xã cùng ngày dẫn nguồn báo "Yedhioth Ahronot" ở Jerusalem cho biết tuần trước, một phái đoàn của Israel đã có chuyến thăm bí mật tới Thổ Nhĩ Kỳ trong nỗ lực hàn gắn rạn nứt giữa hai nước kể từ sau vụ "Mavi Marmata."
Phái đoàn, trong đó có một số nghị sỹ quốc hội, đã phối hợp với Lãnh sự quán Israel tại Ancara gặp gỡ các quan chức và nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ ở Ancara và Istanbul.
Các cuộc gặp chủ yếu tập trung bàn cách hàn gắn quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tại các cuộc gặp, Israel tái khẳng định lập trường của Tel Aviv rằng sẽ không xin lỗi về vụ việc trên, song sẵn lòng gửi lời chia buồn và bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Báo "Yedhioth Ahronot" cũng cho biết chuyến thăm trên nhận được sự ủng hộ từ Văn phòng Thủ tướng Israel mặc dù Bộ Ngoại giao Israel phản đối ý tưởng này. Quan hệ Israel-Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi nghiêm trọng từ sau vụ "Mavi Marmata."
Ngày 27/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành luật chi 70 triệu USD trong năm nay cho hệ thống lá chắn tên lửa an ninh tầm thấp mang tên "vòm sắt" (Iron Dome) của Israel nhằm củng cố quan hệ quốc phòng song phương.
Theo Lầu Năm Góc, số tiền Mỹ chi hàng năm để hỗ trợ an ninh tổng thể cho Israel lên tới hơn 3 tỷ USD, nhiều hơn cho bất cứ nước nào khác./.
(Vietnam+)