Trong bối cảnh tình trạng Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần đã bước sang ngày thứ 10, tỷ lệ tín nhiệm của người dân nước này đối với chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 40 năm qua.
Đây là kết quả cuộc thăm dò ý kiến viện Gallup mới công bố ngày 10/10.
Kết quả của Gallup cho thấy chỉ 18% người dân Mỹ hài lòng với cách điều hành đất nước của chính quyền, giảm 14% so với tháng Chín khi Quốc hội vẫn đang tranh cãi về vấn đề ngân sách.
Đây là mức thấp nhất kể từ khi viện Gallup bắt đầu thực hiện những cuộc thăm dò đầu tiên về chỉ số tín nhiệm chính phủ hồi năm 1971. Mức thấp kỷ lục được ghi nhận trước đó là 19% hồi tháng 9/2011, sau khi Chính phủ và Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận nâng trần nợ vào những phút cuối cùng.
Cuộc thăm dò được tiến hành trong bảy ngày đầu tiên chính phủ phải tạm ngừng hoạt động còn cho thấy trong số những người tin tưởng vào sự vận hành hiện nay của chính phủ, có tới 28% là người ủng hộ đảng Dân chủ, chỉ có 8% là người theo đảng Cộng hòa.
Đây là cuộc thăm dò mới nhất về những ảnh hưởng xấu của việc đóng cửa một phần chính phủ đối với thái độ của người dân Mỹ đối với chính phủ nước này.
Trước đó, một cuộc điều tra khác công bố ngày 9/10 cũng do Viện Gallup tiến hành cho thấy tình trạng chính phủ bất thường hiện là mối quan tâm hàng đầu của người dân Mỹ với 33% người được hỏi bày tỏ thất vọng.
Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các cuộc điều tra của của viện trên tiến hành từ năm 1939. Các vấn đề khác cũng nhận được sự quan tâm lớn của người dân Mỹ bao gồm kinh tế (19%), thất nghiệp (12%), thâm hụt ngân sách (12%) và y tế (12%).
Ngày 1/10 vừa qua, với việc Quốc hội Mỹ không thể đạt được thỏa thuận về ngân sách cho tài khóa 2014, Chính phủ Mỹ đã buộc phải đóng cửa một phần.
Trong khi đó, cùng thời điểm, các cuộc thương lượng căng thẳng đang diễn ra tại cả hai viện Quốc hội Mỹ về tăng mức trần nợ công trước thời hạn chót 17/10 tới để tránh nguy cơ nền kinh tế số một thế giới bị vỡ nợ.
Cuộc chiến trần nợ này của nước Mỹ cũng làm dấy lên quan ngại của nhiều tổ chức tài chính thế giới như Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới lo lắng việc nền kinh tế đầu tàu thế giới vỡ nợ sẽ gây ra hàng loạt tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu./.
Đây là kết quả cuộc thăm dò ý kiến viện Gallup mới công bố ngày 10/10.
Kết quả của Gallup cho thấy chỉ 18% người dân Mỹ hài lòng với cách điều hành đất nước của chính quyền, giảm 14% so với tháng Chín khi Quốc hội vẫn đang tranh cãi về vấn đề ngân sách.
Đây là mức thấp nhất kể từ khi viện Gallup bắt đầu thực hiện những cuộc thăm dò đầu tiên về chỉ số tín nhiệm chính phủ hồi năm 1971. Mức thấp kỷ lục được ghi nhận trước đó là 19% hồi tháng 9/2011, sau khi Chính phủ và Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận nâng trần nợ vào những phút cuối cùng.
Cuộc thăm dò được tiến hành trong bảy ngày đầu tiên chính phủ phải tạm ngừng hoạt động còn cho thấy trong số những người tin tưởng vào sự vận hành hiện nay của chính phủ, có tới 28% là người ủng hộ đảng Dân chủ, chỉ có 8% là người theo đảng Cộng hòa.
Đây là cuộc thăm dò mới nhất về những ảnh hưởng xấu của việc đóng cửa một phần chính phủ đối với thái độ của người dân Mỹ đối với chính phủ nước này.
Trước đó, một cuộc điều tra khác công bố ngày 9/10 cũng do Viện Gallup tiến hành cho thấy tình trạng chính phủ bất thường hiện là mối quan tâm hàng đầu của người dân Mỹ với 33% người được hỏi bày tỏ thất vọng.
Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các cuộc điều tra của của viện trên tiến hành từ năm 1939. Các vấn đề khác cũng nhận được sự quan tâm lớn của người dân Mỹ bao gồm kinh tế (19%), thất nghiệp (12%), thâm hụt ngân sách (12%) và y tế (12%).
Ngày 1/10 vừa qua, với việc Quốc hội Mỹ không thể đạt được thỏa thuận về ngân sách cho tài khóa 2014, Chính phủ Mỹ đã buộc phải đóng cửa một phần.
Trong khi đó, cùng thời điểm, các cuộc thương lượng căng thẳng đang diễn ra tại cả hai viện Quốc hội Mỹ về tăng mức trần nợ công trước thời hạn chót 17/10 tới để tránh nguy cơ nền kinh tế số một thế giới bị vỡ nợ.
Cuộc chiến trần nợ này của nước Mỹ cũng làm dấy lên quan ngại của nhiều tổ chức tài chính thế giới như Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới lo lắng việc nền kinh tế đầu tàu thế giới vỡ nợ sẽ gây ra hàng loạt tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu./.
(TTXVN)