Các quan chức Mỹ ngày 20/2 cho biết họ đã mở một chiến dịch điều tra hai công ty lớn nhập khẩu mật ong bất hợp pháp từ Trung Quốc và bán ra thị trường Mỹ, trốn một khoản thuế chống phá giá lên tới 180 triệu USD.
Cơ quan thực thi pháp luật nhập cư và hải quan Mỹ (ICE) mô tả vụ việc là “một trong những vụ trốn thuế chống bán phá giá lớn nhất lịch sử.”
Vụ việc liên quan tới mật ong Trung Quốc tuyên bố sai xuất xứ thông qua việc nhập rồi xuất đi từ một nước thứ ba như Ấn Độ, Nga và Thái Lan để trốn thuế.
Năm người đã bị bắt giữ và truy tố và hai công ty, Honey Holding ở Texas và Groeb Farms ở Michigan, đã đồng ý trả các khoản tiền phạt lần lượt là 1 triệu USD và 2 triệu USD.
Các nghị sỹ ở Washington tỏ ra rất hân hoan với vụ này. “Chiến dịch thành công này chắc chắn là một đòn mạnh với những kẻ rắp tâm buôn lậu mật ong,” thượng nghị sỹ Charles Schumer nói trong một tuyên bố. “Đã từ quá lâu, buôn lậu sản phẩm này từ nước ngoài gây ra nhiều vấn đề cho những nhà sản xuất mật ong trong nước. Chúng ta cần có chính sách không chấp nhận với việc rửa mật ong như thế này.”
Phó giám đốc ICE Daniel Ragsdale, người tuyên bố các kết quả của chiến dịch mà ông gọi là “chiến dịch Honeygate," cảnh báo: “Mật ong chỉ là phần nổi của tảng băng.” Nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu vào Mỹ với xuất xứ sai lệch, theo lời nhà chức trách, khiến Mỹ thất thoát hàng tỷ USD mỗi năm tiền thuế.
Nhưng Ragsdale cũng nhanh chóng khẳng định “không có rủi ro về sức khỏe và an toàn” dù khoảng 4.900 thùng mật ong được tịch thu có trộn thuốc kháng sinh chưa được cấp phép bởi Cục quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA).
Chiến dịch này là giai đoạn thứ hai trong một cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2008 đã dẫn tới việc truy tố 14 cá nhân trước đó. Ragsdale nói nhà chức trách Trung Quốc và các nước khác đã hợp tác với Mỹ trong vụ việc, nhưng không cho biết chi tiết.
Những nhà sản xuất mật ong ở Mỹ cũng ca ngợi vụ truy quét. “Chúng tôi đã rất nỗ lực để ngăn chặn từ hải quan,” George Hansen, đứng đầu Liên đoàn những người nuôi ong Mỹ, nói với AFP. “Nhưng mỗi lần họ chặn được một lối, thì những kẻ gian lận sẽ tìm ra lối khác.”
Sản xuất mật ong ở Mỹ đã giảm liên tục thời gian qua vì chi phí tăng. Mỹ hiện là nước nhập khẩu mật ong lớn, khi 2/3 lượng mật ong tiêu thụ của họ trong năm qua đến từ những nước khác, theo Hansen./.
Cơ quan thực thi pháp luật nhập cư và hải quan Mỹ (ICE) mô tả vụ việc là “một trong những vụ trốn thuế chống bán phá giá lớn nhất lịch sử.”
Vụ việc liên quan tới mật ong Trung Quốc tuyên bố sai xuất xứ thông qua việc nhập rồi xuất đi từ một nước thứ ba như Ấn Độ, Nga và Thái Lan để trốn thuế.
Năm người đã bị bắt giữ và truy tố và hai công ty, Honey Holding ở Texas và Groeb Farms ở Michigan, đã đồng ý trả các khoản tiền phạt lần lượt là 1 triệu USD và 2 triệu USD.
Các nghị sỹ ở Washington tỏ ra rất hân hoan với vụ này. “Chiến dịch thành công này chắc chắn là một đòn mạnh với những kẻ rắp tâm buôn lậu mật ong,” thượng nghị sỹ Charles Schumer nói trong một tuyên bố. “Đã từ quá lâu, buôn lậu sản phẩm này từ nước ngoài gây ra nhiều vấn đề cho những nhà sản xuất mật ong trong nước. Chúng ta cần có chính sách không chấp nhận với việc rửa mật ong như thế này.”
Phó giám đốc ICE Daniel Ragsdale, người tuyên bố các kết quả của chiến dịch mà ông gọi là “chiến dịch Honeygate," cảnh báo: “Mật ong chỉ là phần nổi của tảng băng.” Nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu vào Mỹ với xuất xứ sai lệch, theo lời nhà chức trách, khiến Mỹ thất thoát hàng tỷ USD mỗi năm tiền thuế.
Nhưng Ragsdale cũng nhanh chóng khẳng định “không có rủi ro về sức khỏe và an toàn” dù khoảng 4.900 thùng mật ong được tịch thu có trộn thuốc kháng sinh chưa được cấp phép bởi Cục quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA).
Chiến dịch này là giai đoạn thứ hai trong một cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2008 đã dẫn tới việc truy tố 14 cá nhân trước đó. Ragsdale nói nhà chức trách Trung Quốc và các nước khác đã hợp tác với Mỹ trong vụ việc, nhưng không cho biết chi tiết.
Những nhà sản xuất mật ong ở Mỹ cũng ca ngợi vụ truy quét. “Chúng tôi đã rất nỗ lực để ngăn chặn từ hải quan,” George Hansen, đứng đầu Liên đoàn những người nuôi ong Mỹ, nói với AFP. “Nhưng mỗi lần họ chặn được một lối, thì những kẻ gian lận sẽ tìm ra lối khác.”
Sản xuất mật ong ở Mỹ đã giảm liên tục thời gian qua vì chi phí tăng. Mỹ hiện là nước nhập khẩu mật ong lớn, khi 2/3 lượng mật ong tiêu thụ của họ trong năm qua đến từ những nước khác, theo Hansen./.
Trần Trọng (Vietnam+)