Bộ Tài chính Mỹ ngày 29/6 thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai hệ thống chuyển tiền (còn gọi là hawala) và hai cá nhân thuộc mạng lưới trên liên quan đến việc hỗ trợ chuyển tiền cho phiến quân Taliban.
Theo Bộ trên, hai mạng lưới gồm Haji Khairullah Haji Sattar Money Exchange (HKHS) và Roshan Money Exchange (RMX), hoạt động tại Afghanistan và Pakistan, đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển tiền của phiến quân Taliban nhằm hỗ trợ các giao dịch mua bán chất ma túy và các hoạt động khủng bố. Theo đó, Taliban thường lựa chọn các dịch vụ của HKHS để chuyển tiền cho các chỉ huy của lực lượng phiến quân này tại Afghanistan.
Trong khi đó, RMX thường được Taliban lợi dụng nhằm chuyển hàng trăm nghìn USD để mua ma túy dưới danh nghĩa các quan chức của lực lượng này.
Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ cũng tuyên bố trừng phạt hai đối tượng gồm Haji Abdul Sattar Barakzai và Haji Khairullah Barakzai, hiện là đồng chủ sở hữu của HKHS, do quyên góp tiền và cung cấp các dịch vụ tài chính cho Taliban.
Phát biểu trước báo giới, Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách chống khủng bố và phản gián tài chính David Cohen khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm truy tìm và đập tan mọi hoạt động tài chính phi pháp của các hawala.
HKHS hiện có 16 chi nhánh tại Pakistan, Afghanistan, Iran và Dubai, trong khi RMX sở hữu 11 chi nhánh hoạt động ở Pakistan và Afghanistan.
Hawala vốn là hệ thống chuyển tiền tồn tại từ rất lâu, được sử dụng tại các nước thế giới Arập và một số nước Nam Á.
Kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, giới chức Mỹ đã nỗ lực xóa sổ các “hawala" do lo ngại các tổ chức này bị giới buôn lậu ma túy, các phần tử khủng bố hoặc các loại tội phạm khác lợi dụng để rửa tiền hoặc chuyển tiền mà không để lại dấu vết qua giấy tờ.
Tuy nhiên, các hawala vẫn tồn tại và đã chuyển hàng tỷ USD mỗi năm từ các nước như Pakistan, Afghanistan và Somalia./.
Theo Bộ trên, hai mạng lưới gồm Haji Khairullah Haji Sattar Money Exchange (HKHS) và Roshan Money Exchange (RMX), hoạt động tại Afghanistan và Pakistan, đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển tiền của phiến quân Taliban nhằm hỗ trợ các giao dịch mua bán chất ma túy và các hoạt động khủng bố. Theo đó, Taliban thường lựa chọn các dịch vụ của HKHS để chuyển tiền cho các chỉ huy của lực lượng phiến quân này tại Afghanistan.
Trong khi đó, RMX thường được Taliban lợi dụng nhằm chuyển hàng trăm nghìn USD để mua ma túy dưới danh nghĩa các quan chức của lực lượng này.
Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ cũng tuyên bố trừng phạt hai đối tượng gồm Haji Abdul Sattar Barakzai và Haji Khairullah Barakzai, hiện là đồng chủ sở hữu của HKHS, do quyên góp tiền và cung cấp các dịch vụ tài chính cho Taliban.
Phát biểu trước báo giới, Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách chống khủng bố và phản gián tài chính David Cohen khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm truy tìm và đập tan mọi hoạt động tài chính phi pháp của các hawala.
HKHS hiện có 16 chi nhánh tại Pakistan, Afghanistan, Iran và Dubai, trong khi RMX sở hữu 11 chi nhánh hoạt động ở Pakistan và Afghanistan.
Hawala vốn là hệ thống chuyển tiền tồn tại từ rất lâu, được sử dụng tại các nước thế giới Arập và một số nước Nam Á.
Kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, giới chức Mỹ đã nỗ lực xóa sổ các “hawala" do lo ngại các tổ chức này bị giới buôn lậu ma túy, các phần tử khủng bố hoặc các loại tội phạm khác lợi dụng để rửa tiền hoặc chuyển tiền mà không để lại dấu vết qua giấy tờ.
Tuy nhiên, các hawala vẫn tồn tại và đã chuyển hàng tỷ USD mỗi năm từ các nước như Pakistan, Afghanistan và Somalia./.
(TTXVN)