Theo AFP, một liên minh công đoàn và công nghiệp xe hơi Mỹ hôm thứ Ba cáo buộc Trung Quốc đã trợ giá một cách trái phép cho lĩnh vực sản xuất phụ tùng xe hơi ở nước này, đe dọa phá hoại hơn 1 triệu việc làm ở Mỹ.
Liên minh Các nhà sản xuất Mỹ (AAM) và một số chính khách cao cấp đã mở một chiến dịch cáo buộc việc trợ giá của Trung Quốc đã đảo ngược nỗ lực phục hồi của ngành công nghiệp ôtô Mỹ và yêu cầu có hành động thương mại chống lại Bắc Kinh.
AAM - sự hợp nhất của ngành công nghiệp thép ở Mỹ và công đoàn các công nhân thép tại Mỹ - nói rằng các vi phạm thương mại của Trung Quốc đã làm mất 400.000 việc làm tại các hệ thống cung cấp phụ tùng ôtô ở Mỹ và đe dọa hơn 1,6 triệu việc làm khác.
"Cần phải có một hành động mang tính liên bang để chống lại những lạm dụng này, trước khi chúng hoàn toàn làm phá hoại nỗ lực tái phục hồi việc làm đang diễn ra trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ" - giám đốc điều hành AAM Scott Paul nói.
Ông cho biết các nghiên cứu gần đây cho thấy những chứng cứ "rất thuyết phục" về việc Trung Quốc đang phá vỡ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)chống lại hoạt động xuất khẩu có sự trợ giúp từ chính phủ.
"Với các nhà sản xuất Mỹ, tại một số trường hợp, chi phí đầu vào của họ còn cao hơn nhiều giá sản phẩm do một số công ty Trung Quốc bán" - ông cho biết.
Chiến dịch đã được tiến hành tại Quốc hội Mỹ khoảng 1 tuần sau khi Tổng thống Barack Obama nói rằng ông sẽ tăng sức ép lên Trung Quốc và các nước khác đã trợ giá hoạt động xuất khẩu, đồng thời sẽ triển khai một cơ quan điều tra về các trường hợp này.
AAM đã công bố 3 báo cáo trong đó vẽ ra cảnh Trung Quốc đang ngầm tấn công lĩnh vực phụ tung ôtô của Mỹ, thôgn qua việc hỗ trợ các nhà sản xuất nội địa, theo cách thức vi phạm các quy định thương mại không gian lận của WTO .
Họ nói rằng hoạt động xuất khẩu phụ tùng Trung Quốc đã tăng hơn 900% trong một thập kỷ kéo dài tới năm 2010, nhờ được hỗ trợ khoản tiền lớn tới 27,5 tỷ USD, phần lớn là trái phép. Họ cũng nói rằng chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ cung cấp thêm 11 tỷ USD hỗ trợ tương tự như vậy trong vòng thập kỷ tiếp theo.
Theo họ, các nhà xuất khẩu Trung Quốc còn được lợi từ chính sách kiềm chế, khiến cho tỷ giá trao đổi của đồng NTD thấp so với đồng đôla Mỹ . Các nỗ lực này đang gây hại tới thị trường Mỹ, họ nói.
Các nghiên cứu này nói rằng kết quả của những việc trên là trong khi ngành công nghiệp ôtô Mỹ phục hồi rất mạnh nhờ được chính phủ giải cứu trong giai đoạn suy thoái 2008-2009, các nhà sản xuất phụ tùng vẫn tiếp tục yếu đi.
Usha Haley, chuyên gia của Viện Chính sách Kinh tế, người đóng góp cho các báo cáo kể trên, nói rằng có một phần lỗi do các nhà sản xuất xe hơi Mỹ đã trở nên ưa chuộng phụ tùng do Trung Quốc sản xuất hơn.
"Chiến lượng toàn cầu của ngành công nghiệp ôtô Mỹ hiện là đặt hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và xuất khẩu về quê nhà. Hậu quả là hoạt động xuất khẩu phụ tùng ôtô từ Trung Quốc về Mỹ đã cao hơn 3 lần điểm đến thương mại cao thứ nhì là Nhật Bản" - ông nói.
Paul thì cho biết AAM sẽ không đâm đơn kiện chống lại Trung Quốc, nhưng kỳ vọng chính quyền Obama sẽ ra tay khi đọc các chứng cứ từ những báo cáo.
Tuyên bố của AAM đã mở ra một mặt trận mới cho căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, sau 2 năm các bên đã tăng cường những nỗ lực chống lại nhau, khiến giới phân tích tin rằng nó rất giống một cuộc chiến thương mại.
"Tôi nghĩ đây không chỉ còn là những lời đe dọa nữa. Nỗi sợ về một cuộc chiến tranh thương mại đã trở nên rất thực" - chuyên gia kinh tế Trung Quốc Yukon Huang ở tổ chức tư vấn Carnegie Endowment for International Peace nhận xét./.
Liên minh Các nhà sản xuất Mỹ (AAM) và một số chính khách cao cấp đã mở một chiến dịch cáo buộc việc trợ giá của Trung Quốc đã đảo ngược nỗ lực phục hồi của ngành công nghiệp ôtô Mỹ và yêu cầu có hành động thương mại chống lại Bắc Kinh.
AAM - sự hợp nhất của ngành công nghiệp thép ở Mỹ và công đoàn các công nhân thép tại Mỹ - nói rằng các vi phạm thương mại của Trung Quốc đã làm mất 400.000 việc làm tại các hệ thống cung cấp phụ tùng ôtô ở Mỹ và đe dọa hơn 1,6 triệu việc làm khác.
"Cần phải có một hành động mang tính liên bang để chống lại những lạm dụng này, trước khi chúng hoàn toàn làm phá hoại nỗ lực tái phục hồi việc làm đang diễn ra trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ" - giám đốc điều hành AAM Scott Paul nói.
Ông cho biết các nghiên cứu gần đây cho thấy những chứng cứ "rất thuyết phục" về việc Trung Quốc đang phá vỡ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)chống lại hoạt động xuất khẩu có sự trợ giúp từ chính phủ.
"Với các nhà sản xuất Mỹ, tại một số trường hợp, chi phí đầu vào của họ còn cao hơn nhiều giá sản phẩm do một số công ty Trung Quốc bán" - ông cho biết.
Chiến dịch đã được tiến hành tại Quốc hội Mỹ khoảng 1 tuần sau khi Tổng thống Barack Obama nói rằng ông sẽ tăng sức ép lên Trung Quốc và các nước khác đã trợ giá hoạt động xuất khẩu, đồng thời sẽ triển khai một cơ quan điều tra về các trường hợp này.
AAM đã công bố 3 báo cáo trong đó vẽ ra cảnh Trung Quốc đang ngầm tấn công lĩnh vực phụ tung ôtô của Mỹ, thôgn qua việc hỗ trợ các nhà sản xuất nội địa, theo cách thức vi phạm các quy định thương mại không gian lận của WTO .
Họ nói rằng hoạt động xuất khẩu phụ tùng Trung Quốc đã tăng hơn 900% trong một thập kỷ kéo dài tới năm 2010, nhờ được hỗ trợ khoản tiền lớn tới 27,5 tỷ USD, phần lớn là trái phép. Họ cũng nói rằng chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ cung cấp thêm 11 tỷ USD hỗ trợ tương tự như vậy trong vòng thập kỷ tiếp theo.
Theo họ, các nhà xuất khẩu Trung Quốc còn được lợi từ chính sách kiềm chế, khiến cho tỷ giá trao đổi của đồng NTD thấp so với đồng đôla Mỹ . Các nỗ lực này đang gây hại tới thị trường Mỹ, họ nói.
Các nghiên cứu này nói rằng kết quả của những việc trên là trong khi ngành công nghiệp ôtô Mỹ phục hồi rất mạnh nhờ được chính phủ giải cứu trong giai đoạn suy thoái 2008-2009, các nhà sản xuất phụ tùng vẫn tiếp tục yếu đi.
Usha Haley, chuyên gia của Viện Chính sách Kinh tế, người đóng góp cho các báo cáo kể trên, nói rằng có một phần lỗi do các nhà sản xuất xe hơi Mỹ đã trở nên ưa chuộng phụ tùng do Trung Quốc sản xuất hơn.
"Chiến lượng toàn cầu của ngành công nghiệp ôtô Mỹ hiện là đặt hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và xuất khẩu về quê nhà. Hậu quả là hoạt động xuất khẩu phụ tùng ôtô từ Trung Quốc về Mỹ đã cao hơn 3 lần điểm đến thương mại cao thứ nhì là Nhật Bản" - ông nói.
Paul thì cho biết AAM sẽ không đâm đơn kiện chống lại Trung Quốc, nhưng kỳ vọng chính quyền Obama sẽ ra tay khi đọc các chứng cứ từ những báo cáo.
Tuyên bố của AAM đã mở ra một mặt trận mới cho căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, sau 2 năm các bên đã tăng cường những nỗ lực chống lại nhau, khiến giới phân tích tin rằng nó rất giống một cuộc chiến thương mại.
"Tôi nghĩ đây không chỉ còn là những lời đe dọa nữa. Nỗi sợ về một cuộc chiến tranh thương mại đã trở nên rất thực" - chuyên gia kinh tế Trung Quốc Yukon Huang ở tổ chức tư vấn Carnegie Endowment for International Peace nhận xét./.
Gia Bảo (Vietnam+)