Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về việc Mỹ tái cân bằng chính sách đối ngoại tại châu Á-Thái Bình Dương.
Bài xã luận cho biết với việc lựa chọn châu Á-Thái Bình Dương là điểm đến của chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã tái khẳng định chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực này.
Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon, ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên Tổng thống Obama đã xác định những quyền lợi quan trọng về an ninh quốc gia mà Mỹ cần đeo đuổi. Nhà Trắng đã tái cân bằng chính sách đối ngoại để tăng cường sự chú ý đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo lời cố vấn Donilon, cách tiếp cận của Washington dựa trên một kế hoạch đơn giản: Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, có những quyền lợi không thể tách rời khỏi trật tự kinh tế, an ninh, và chính trị của châu Á; và do đó sự thành công của Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công của châu Á.
Trước chuyến công du ba nước châu Á của Tổng thống Obama, Cố vấn Donilon khẳng định chính sách tái cân bằng của Mỹ hướng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải là một chính sách ngắn hạn.
[Tổng thống Mỹ thăm Thái Lan tìm “cơ hội hoàn hảo”]
Trước đó, từ ngày 17-20/11 vừa qua, Tổng thống Obama đã có chuyến thăm ba nước Thái Lan, Myanmar, Campuchia và tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á, từ ngày 17-20/11 vừa qua.
Tại Thái Lan, Tổng thống Obama đã gửi thông điệp tới Thái Lan rằng "mối quan hệ đồng minh lịch sử kéo dài suốt sáu thập kỷ qua (giữa Mỹ và Thái Lan) sẽ tạo nền tảng cho chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực." Chuyến thăm này còn là dịp để Washington củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Bangkok, một trong những đối tác lớn của Mỹ trong khu vực.
Tiếp đó, Myanmar được coi là "chuyến thăm lịch sử" của Tổng thống Obama. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đến Myanmar, trong bối cảnh quan hệ hai nước ấm dần lên sau khi Washington nới lỏng hầu như tất cả các lệnh trừng phạt từng áp đặt với quốc gia Đông Nam Á này trong nhiều thập kỷ qua.
Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Obama, chính quyền Mỹ ngày 16/11 đã công bố dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hóa từ Myanmar nhằm "ủng hộ và khuyến khích các nỗ lực cải cách của chính quyền Nay Pi Taw cũng như mở ra các cơ hội mới đối với giới doanh nghiệp của cả hai nước"./.
Bài xã luận cho biết với việc lựa chọn châu Á-Thái Bình Dương là điểm đến của chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã tái khẳng định chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực này.
Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon, ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên Tổng thống Obama đã xác định những quyền lợi quan trọng về an ninh quốc gia mà Mỹ cần đeo đuổi. Nhà Trắng đã tái cân bằng chính sách đối ngoại để tăng cường sự chú ý đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo lời cố vấn Donilon, cách tiếp cận của Washington dựa trên một kế hoạch đơn giản: Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, có những quyền lợi không thể tách rời khỏi trật tự kinh tế, an ninh, và chính trị của châu Á; và do đó sự thành công của Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công của châu Á.
Trước chuyến công du ba nước châu Á của Tổng thống Obama, Cố vấn Donilon khẳng định chính sách tái cân bằng của Mỹ hướng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải là một chính sách ngắn hạn.
[Tổng thống Mỹ thăm Thái Lan tìm “cơ hội hoàn hảo”]
Trước đó, từ ngày 17-20/11 vừa qua, Tổng thống Obama đã có chuyến thăm ba nước Thái Lan, Myanmar, Campuchia và tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á, từ ngày 17-20/11 vừa qua.
Tại Thái Lan, Tổng thống Obama đã gửi thông điệp tới Thái Lan rằng "mối quan hệ đồng minh lịch sử kéo dài suốt sáu thập kỷ qua (giữa Mỹ và Thái Lan) sẽ tạo nền tảng cho chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực." Chuyến thăm này còn là dịp để Washington củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Bangkok, một trong những đối tác lớn của Mỹ trong khu vực.
Tiếp đó, Myanmar được coi là "chuyến thăm lịch sử" của Tổng thống Obama. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đến Myanmar, trong bối cảnh quan hệ hai nước ấm dần lên sau khi Washington nới lỏng hầu như tất cả các lệnh trừng phạt từng áp đặt với quốc gia Đông Nam Á này trong nhiều thập kỷ qua.
Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Obama, chính quyền Mỹ ngày 16/11 đã công bố dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hóa từ Myanmar nhằm "ủng hộ và khuyến khích các nỗ lực cải cách của chính quyền Nay Pi Taw cũng như mở ra các cơ hội mới đối với giới doanh nghiệp của cả hai nước"./.
(TTXVN)