Trong bối cảnh chỉ còn ba ngày nữa ngân sách của chính phủ liên bang tài khóa 2013 sẽ tự động bị cắt giảm, ngày 25/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sử dụng quân bài cuối cùng.
Theo đó, ông hối thúc Thống đốc các bang, cả của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, cùng Nhà Trắng ép Quốc hội ngăn chặn một nguy cơ mà nhiều chuyên gia cảnh báo có thể làm chệch đà phục hồi vẫn chưa vững chắc của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Lời kêu gọi của ông Obama lại một lần nữa vấp phải những phản ứng tiêu cực từ phía phe Cộng hòa.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, phát biểu tại hội nghị hàng năm Hiệp hội các Thống đốc bang đang diễn ra tại thủ đô Washington, Tổng thống Obama kêu gọi Thống đốc các bang hãy trực tiếp vận động, gặp gỡ các nghị sỹ thuộc bang của mình để cảnh báo họ về những hậu quả đau đớn mà các bang cũng sẽ phải hứng chịu nếu ngân sách liên bang tài khóa 2013 bị cắt giảm 85 tỷ USD từ ngày 1/3 tới.
Ông Obama tuyên bố sẵn sàng nhượng bộ, nhưng không cho biết liệu Nhà Trắng sẽ nối lại thương lượng với các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội hay đã sẵn sàng các biện pháp để khắc phục tình trạng ngân sách bị cắt giảm.
[Mỹ: Cắt ngân sách liên bang một cách thông minh]
Ông chủ Nhà Trắng một lần nữa cảnh báo, nếu tình trạng bế tắc tài chính kéo dài suốt từ năm 2011 tới nay không được giải quyết thì việc đó không chỉ tác động tiêu cực tới đà phục hồi của nền kinh tế mà còn làm mất đi nhiều việc làm khi hàng loạt công nhân sẽ bị sa thải hoặc tạm thời cho nghỉ việc. Các Thống đốc bang của đảng Dân chủ đã nhất trí ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Obama.
Tuy nhiên, phát biểu với báo giới ngay sau cuộc gặp với ông Obama, Thống đốc bang Louisiana, ông Bobby Jindal, người của đảng Cộng hòa, đã mạnh mẽ phản pháo, yêu cầu Tổng thống Obama ngừng cái mà ông gọi là "chiến dịch thổi phồng nguy cơ để làm người dân Mỹ hoảng sợ."
Thủ lĩnh phe Cộng hòa tại Hạ viện Eric Cantor một lần nữa cáo buộc Tổng thống Obama đưa ra những lựa chọn mà ông mô tả là "sai lầm" giữa việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.
Trong cuộc họp báo chiều 25/2, Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ Cộng hòa John Boehner khẳng định nếu Nhà Trắng cứ khăng khăng đòi tăng nguồn thu từ việc đánh thuế cao hơn đối với những người giàu có thì "sẽ không có bất kỳ một sự khai thông" nào cho tình trạng bế tắc hiện nay.
[Mỹ lo ngại về chương trình cắt giảm ngân sách]
Các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa tại Hạ viện nói rằng việc họ đồng ý tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập từ 450.000 USD/năm trở lên hồi đầu tháng Một là sự nhượng bộ duy nhất và cũng là sự nhượng bộ cuối cùng, bây giờ đến lượt Nhà Trắng phải nhượng bộ.
Quan điểm của phe Cộng hòa cho rằng muốn giảm thâm hụt ngân sách hàng năm chỉ có cách hiệu quả duy nhất là cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng thuế thu nhập đối với những người giàu có.
Không ít nghị sỹ của đảng Dân chủ không tin vào khả năng là sẽ có một thỏa hiệp vào phút chót, do vậy kêu gọi các bộ ngành hãy sẵn sàng các phương án để khắc phục tình trạng ngân sách bị cắt giảm.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã cảnh báo Quốc hội về khả năng sẽ phải cho nghỉ việc hoặc cắt giảm giờ làm việc của đội ngũ 800.000 nhân viên nhân sự, trong trường hợp ngân sách Lầu Năm Góc bị cắt giảm từ ngày 1/3 tới.
Nếu chương trình cắt giảm chi tiêu xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên ngân sách liên bang bị tự động cắt giảm theo thỏa thuận năm 2011 giữa Nhà Trắng và Quốc hội, theo đó trong vòng 10 năm tới sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách 1.500 tỷ USD, trong đó có 900 tỷ USD là từ việc giảm chi tiêu của chính phủ.
Nhiều nghị sỹ thừa nhận họ không thể hình dung ra hậu quả nghiêm trọng như hiện nay khi bỏ phiếu thông qua Đạo luật Kiểm soát ngân sách hồi tháng 8/2011./.
Theo đó, ông hối thúc Thống đốc các bang, cả của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, cùng Nhà Trắng ép Quốc hội ngăn chặn một nguy cơ mà nhiều chuyên gia cảnh báo có thể làm chệch đà phục hồi vẫn chưa vững chắc của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Lời kêu gọi của ông Obama lại một lần nữa vấp phải những phản ứng tiêu cực từ phía phe Cộng hòa.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, phát biểu tại hội nghị hàng năm Hiệp hội các Thống đốc bang đang diễn ra tại thủ đô Washington, Tổng thống Obama kêu gọi Thống đốc các bang hãy trực tiếp vận động, gặp gỡ các nghị sỹ thuộc bang của mình để cảnh báo họ về những hậu quả đau đớn mà các bang cũng sẽ phải hứng chịu nếu ngân sách liên bang tài khóa 2013 bị cắt giảm 85 tỷ USD từ ngày 1/3 tới.
Ông Obama tuyên bố sẵn sàng nhượng bộ, nhưng không cho biết liệu Nhà Trắng sẽ nối lại thương lượng với các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội hay đã sẵn sàng các biện pháp để khắc phục tình trạng ngân sách bị cắt giảm.
[Mỹ: Cắt ngân sách liên bang một cách thông minh]
Ông chủ Nhà Trắng một lần nữa cảnh báo, nếu tình trạng bế tắc tài chính kéo dài suốt từ năm 2011 tới nay không được giải quyết thì việc đó không chỉ tác động tiêu cực tới đà phục hồi của nền kinh tế mà còn làm mất đi nhiều việc làm khi hàng loạt công nhân sẽ bị sa thải hoặc tạm thời cho nghỉ việc. Các Thống đốc bang của đảng Dân chủ đã nhất trí ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Obama.
Tuy nhiên, phát biểu với báo giới ngay sau cuộc gặp với ông Obama, Thống đốc bang Louisiana, ông Bobby Jindal, người của đảng Cộng hòa, đã mạnh mẽ phản pháo, yêu cầu Tổng thống Obama ngừng cái mà ông gọi là "chiến dịch thổi phồng nguy cơ để làm người dân Mỹ hoảng sợ."
Thủ lĩnh phe Cộng hòa tại Hạ viện Eric Cantor một lần nữa cáo buộc Tổng thống Obama đưa ra những lựa chọn mà ông mô tả là "sai lầm" giữa việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.
Trong cuộc họp báo chiều 25/2, Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ Cộng hòa John Boehner khẳng định nếu Nhà Trắng cứ khăng khăng đòi tăng nguồn thu từ việc đánh thuế cao hơn đối với những người giàu có thì "sẽ không có bất kỳ một sự khai thông" nào cho tình trạng bế tắc hiện nay.
[Mỹ lo ngại về chương trình cắt giảm ngân sách]
Các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa tại Hạ viện nói rằng việc họ đồng ý tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập từ 450.000 USD/năm trở lên hồi đầu tháng Một là sự nhượng bộ duy nhất và cũng là sự nhượng bộ cuối cùng, bây giờ đến lượt Nhà Trắng phải nhượng bộ.
Quan điểm của phe Cộng hòa cho rằng muốn giảm thâm hụt ngân sách hàng năm chỉ có cách hiệu quả duy nhất là cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng thuế thu nhập đối với những người giàu có.
Không ít nghị sỹ của đảng Dân chủ không tin vào khả năng là sẽ có một thỏa hiệp vào phút chót, do vậy kêu gọi các bộ ngành hãy sẵn sàng các phương án để khắc phục tình trạng ngân sách bị cắt giảm.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã cảnh báo Quốc hội về khả năng sẽ phải cho nghỉ việc hoặc cắt giảm giờ làm việc của đội ngũ 800.000 nhân viên nhân sự, trong trường hợp ngân sách Lầu Năm Góc bị cắt giảm từ ngày 1/3 tới.
Nếu chương trình cắt giảm chi tiêu xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên ngân sách liên bang bị tự động cắt giảm theo thỏa thuận năm 2011 giữa Nhà Trắng và Quốc hội, theo đó trong vòng 10 năm tới sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách 1.500 tỷ USD, trong đó có 900 tỷ USD là từ việc giảm chi tiêu của chính phủ.
Nhiều nghị sỹ thừa nhận họ không thể hình dung ra hậu quả nghiêm trọng như hiện nay khi bỏ phiếu thông qua Đạo luật Kiểm soát ngân sách hồi tháng 8/2011./.
(TTXVN)