Thời gian qua, một loạt vụ rắc rối về tranh giả, tranh thật đã xảy ra mà không thể giải quyết dứt điểm do những bất cập trong công tác giám định tác phẩm mỹ thuật.
Mặc dù đã có quyết định thành lập nhưng Trung tâm Giám định mỹ thuật vẫn chưa đi vào hoạt động. Trong khi đó, việc Việt Nam phải có một trung tâm giám định để lập lại trật tự trong hoạt động mỹ thuật đang là một yêu cầu rất cấp bách.
Tranh giả “lập lờ đánh lận con đen”
Thị trường mỹ thuật quốc tế lâu nay đã bị cuốn hút bởi nền mỹ thuật Việt Nam truyền thống và hiện đại với các chất liệu độc đáo như sơn mài, lụa, nhiều tác phẩm mỹ thuật của Việt Nam đã được bán với giá cao, có sức hút với nhiều bảo tàng, nhà sưu tập ở trong và ngoài nước.
Cùng với sự khởi sắc đó thì một loạt vấn đề cũng đã nảy sinh. Đó là nạn xâm phạm bản quyền tác giả, sao chép tác phẩm không đúng quy định, tranh thật tranh giả, buôn bán tranh giả, làm giảm uy tín của Mỹ thuật Việt Nam trên thế giới, nhiều giá trị bị nghi ngờ về tính chân xác.
Họa sĩ Đức Hòa, con trai của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp, đã kể ra hàng loạt ví dụ dở khóc dở cười xung quanh những rắc rối về tranh thật, tranh giả kiểu Việt Nam mà anh biết. Hơn thế, anh từng còn được mời tới biệt thự của một đại gia sưu tập tranh để giám định tranh làm giả tác phẩm của chính... bố mình!
Khi phát hiện đó là tranh giả, họa sĩ đã được người sưu tập kia gạ về nhà... "thủ" tranh của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp để đem bán.
Rắc rối động trời xảy ra vào năm 1993 khi hãng Christie tổ chức bán đấu giá tranh Đông Nam Á tại Singapore. Trong số 38 tranh Việt Nam có một bức tranh lụa của Nguyễn Sáng tên là “Chân dung người đàn bà”, được đặt giá khởi điểm là 12.000USD. Tiếc thay, đó lại là bức tranh giả, sản phẩm của một sự gian lận trắng trợn!
Sự thật là họa sỹ Nguyễn Sáng có vẽ một bức tranh chân dung trên lụa tặng bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, nguyên giảng viên trường Đại học Ngoại giao năm 1978. Bà Hà đã treo tranh trong nhà mà không ngờ nó quý đến như vậy nên cứ để mặc cho nắng chiếu hàng ngày vào một góc tranh.
Năm 1995, họa sỹ Võ Thanh Liêm bất ngờ ghé thăm để xem tranh và nhiệt tình đề nghị đem tranh về để bồi giúp. Bà Hà đã gửi ông Liêm tiền công nhưng sau nhiều tháng ròng rã, tranh vẫn không được bồi, vẫn mờ và ố một góc, chủ nhân – cũng là người mẫu của tranh đành ngậm ngùi đem về dù không đòi lại được tiền.
Rốt cuộc là xuất hiện bức tranh lụa chép lại được bán cho một Việt kiều với giá 2.000USD rồi sau đó đem gửi hãng Christie đấu giá với giá 12.000USD.
Dư luận đã có lúc nghi ngờ về lai lịch thật, giả của một số tác phẩm được trưng bầy tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Một trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật được đặt trong Bảo tàng Mỹ thuật sẽ có thể tạo sự tin cậy cho khách hàng.
Ông Vi Kiến Thành, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cho biết Bảo tàng này đang hoàn thiện các quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Hội đồng Giám định tác phẩm mỹ thuật, nhằm tạo một bộ máy tổ chức làm công tác giám định, phân định tranh nguyên gốc, tranh sao chép, tranh thật, tranh giả, xác định tác giả sáng tạo ra tác phẩm nhằm lấy lại uy tín, thiết lập lại trật tự cho hoạt động mỹ thuật.
Đây là một lĩnh vực mới mẻ mà Việt Nam hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, chưa có tiền lệ.
Nâng cao chất lượng giám định: Bài toán dài kỳ
Vấn nạn tranh thật - tranh giả - bản gốc - bản sao trong đời sống mỹ thuật của Việt Nam luôn là một vấn đề bức xúc và nhạy cảm. Tuy nhiên, vấn nạn này không được phép hiện diện trong một bảo tàng mang tầm cỡ quốc gia.
Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Họa sĩ Lê Huy Tiếp, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam và nhà lý luận phê bình Nguyễn Hải Yến cùng cho rằng việc làm đầu tiên để tạo niềm tin cậy cho khách hàng là Trung tâm cần phải thực hiện một cuộc tổng kiểm kê các tác phẩm, các bộ sưu tập ngay tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam để phân định đâu là bản gốc, bản sao chép.
Bản gốc hay bản sao thì vẫn luôn là nhu cầu của người xem, chỉ có điều cần làm rõ lai lịch gốc của bức tranh, nếu là bản sao thì cũng phải ghi rõ tên tác giả, tên người sao chép và thời điểm sao chép.
Họa sĩ Lê Huy Tiếp cho rằng hiện nay tại bảo tàng còn có một số tác phẩm bị chú thích nhầm lẫn về chất liệu cũng như tên, cần phải giám định và sắp xếp lại một cách khoa học. Việc cho thành lập một trung tâm giám định mỹ thuật cần phải có một kế hoạch dài lâu và phải được tính toán kỹ lưỡng. Bởi lẽ các nước trên thế giới đầu tư cho một trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật rất lớn.
Hai bản quy chế mà Bảo tàng Mỹ thuật soạn thảo cho chức năng của Trung tâm còn quá sơ lược, phần lớn là nêu lên cơ cấu tổ chức. Cần phải có bản dự toán xây dựng mô hình khả thi đặt ra các vấn đề về cơ chế tài chính, đầu tư tiền bạc, cơ chế hoạt động, vận hành, cơ cấu tổ chức, nhân sự…
Ông Hoàng Minh Thái – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay Việt Nam mới chỉ có duy nhất một văn bản tư pháp giám định và chưa hề có văn bản hướng dẫn hay thông tư về công tác giám định hay tiêu chí về giám định viên.
Đây là cái khó cho Bảo tàng khi xây dựng trung tâm giám định. Ngay cả việc lập Hội đồng giám định cũng cần phải cân nhắc. Cho dù là một họa sĩ tài năng hay một chuyên gia giỏi thì sự “bao sân" của một cá nhân luôn có hạn.
Vấn nạn về tranh thật, tranh giả trên thị trường mỹ thuật trong nước hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp. Việc thành lập trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật là một đòi hỏi rất cấp thiết.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng về mọi mặt để thành lập một trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật hiện đại không chỉ từ cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn ở chính những người có kiến thức am hiểu trong lĩnh vực này./.
Mặc dù đã có quyết định thành lập nhưng Trung tâm Giám định mỹ thuật vẫn chưa đi vào hoạt động. Trong khi đó, việc Việt Nam phải có một trung tâm giám định để lập lại trật tự trong hoạt động mỹ thuật đang là một yêu cầu rất cấp bách.
Tranh giả “lập lờ đánh lận con đen”
Thị trường mỹ thuật quốc tế lâu nay đã bị cuốn hút bởi nền mỹ thuật Việt Nam truyền thống và hiện đại với các chất liệu độc đáo như sơn mài, lụa, nhiều tác phẩm mỹ thuật của Việt Nam đã được bán với giá cao, có sức hút với nhiều bảo tàng, nhà sưu tập ở trong và ngoài nước.
Cùng với sự khởi sắc đó thì một loạt vấn đề cũng đã nảy sinh. Đó là nạn xâm phạm bản quyền tác giả, sao chép tác phẩm không đúng quy định, tranh thật tranh giả, buôn bán tranh giả, làm giảm uy tín của Mỹ thuật Việt Nam trên thế giới, nhiều giá trị bị nghi ngờ về tính chân xác.
Họa sĩ Đức Hòa, con trai của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp, đã kể ra hàng loạt ví dụ dở khóc dở cười xung quanh những rắc rối về tranh thật, tranh giả kiểu Việt Nam mà anh biết. Hơn thế, anh từng còn được mời tới biệt thự của một đại gia sưu tập tranh để giám định tranh làm giả tác phẩm của chính... bố mình!
Khi phát hiện đó là tranh giả, họa sĩ đã được người sưu tập kia gạ về nhà... "thủ" tranh của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp để đem bán.
Rắc rối động trời xảy ra vào năm 1993 khi hãng Christie tổ chức bán đấu giá tranh Đông Nam Á tại Singapore. Trong số 38 tranh Việt Nam có một bức tranh lụa của Nguyễn Sáng tên là “Chân dung người đàn bà”, được đặt giá khởi điểm là 12.000USD. Tiếc thay, đó lại là bức tranh giả, sản phẩm của một sự gian lận trắng trợn!
Sự thật là họa sỹ Nguyễn Sáng có vẽ một bức tranh chân dung trên lụa tặng bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, nguyên giảng viên trường Đại học Ngoại giao năm 1978. Bà Hà đã treo tranh trong nhà mà không ngờ nó quý đến như vậy nên cứ để mặc cho nắng chiếu hàng ngày vào một góc tranh.
Năm 1995, họa sỹ Võ Thanh Liêm bất ngờ ghé thăm để xem tranh và nhiệt tình đề nghị đem tranh về để bồi giúp. Bà Hà đã gửi ông Liêm tiền công nhưng sau nhiều tháng ròng rã, tranh vẫn không được bồi, vẫn mờ và ố một góc, chủ nhân – cũng là người mẫu của tranh đành ngậm ngùi đem về dù không đòi lại được tiền.
Rốt cuộc là xuất hiện bức tranh lụa chép lại được bán cho một Việt kiều với giá 2.000USD rồi sau đó đem gửi hãng Christie đấu giá với giá 12.000USD.
Dư luận đã có lúc nghi ngờ về lai lịch thật, giả của một số tác phẩm được trưng bầy tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Một trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật được đặt trong Bảo tàng Mỹ thuật sẽ có thể tạo sự tin cậy cho khách hàng.
Ông Vi Kiến Thành, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cho biết Bảo tàng này đang hoàn thiện các quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Hội đồng Giám định tác phẩm mỹ thuật, nhằm tạo một bộ máy tổ chức làm công tác giám định, phân định tranh nguyên gốc, tranh sao chép, tranh thật, tranh giả, xác định tác giả sáng tạo ra tác phẩm nhằm lấy lại uy tín, thiết lập lại trật tự cho hoạt động mỹ thuật.
Đây là một lĩnh vực mới mẻ mà Việt Nam hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, chưa có tiền lệ.
Nâng cao chất lượng giám định: Bài toán dài kỳ
Vấn nạn tranh thật - tranh giả - bản gốc - bản sao trong đời sống mỹ thuật của Việt Nam luôn là một vấn đề bức xúc và nhạy cảm. Tuy nhiên, vấn nạn này không được phép hiện diện trong một bảo tàng mang tầm cỡ quốc gia.
Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Họa sĩ Lê Huy Tiếp, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam và nhà lý luận phê bình Nguyễn Hải Yến cùng cho rằng việc làm đầu tiên để tạo niềm tin cậy cho khách hàng là Trung tâm cần phải thực hiện một cuộc tổng kiểm kê các tác phẩm, các bộ sưu tập ngay tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam để phân định đâu là bản gốc, bản sao chép.
Bản gốc hay bản sao thì vẫn luôn là nhu cầu của người xem, chỉ có điều cần làm rõ lai lịch gốc của bức tranh, nếu là bản sao thì cũng phải ghi rõ tên tác giả, tên người sao chép và thời điểm sao chép.
Họa sĩ Lê Huy Tiếp cho rằng hiện nay tại bảo tàng còn có một số tác phẩm bị chú thích nhầm lẫn về chất liệu cũng như tên, cần phải giám định và sắp xếp lại một cách khoa học. Việc cho thành lập một trung tâm giám định mỹ thuật cần phải có một kế hoạch dài lâu và phải được tính toán kỹ lưỡng. Bởi lẽ các nước trên thế giới đầu tư cho một trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật rất lớn.
Hai bản quy chế mà Bảo tàng Mỹ thuật soạn thảo cho chức năng của Trung tâm còn quá sơ lược, phần lớn là nêu lên cơ cấu tổ chức. Cần phải có bản dự toán xây dựng mô hình khả thi đặt ra các vấn đề về cơ chế tài chính, đầu tư tiền bạc, cơ chế hoạt động, vận hành, cơ cấu tổ chức, nhân sự…
Ông Hoàng Minh Thái – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay Việt Nam mới chỉ có duy nhất một văn bản tư pháp giám định và chưa hề có văn bản hướng dẫn hay thông tư về công tác giám định hay tiêu chí về giám định viên.
Đây là cái khó cho Bảo tàng khi xây dựng trung tâm giám định. Ngay cả việc lập Hội đồng giám định cũng cần phải cân nhắc. Cho dù là một họa sĩ tài năng hay một chuyên gia giỏi thì sự “bao sân" của một cá nhân luôn có hạn.
Vấn nạn về tranh thật, tranh giả trên thị trường mỹ thuật trong nước hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp. Việc thành lập trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật là một đòi hỏi rất cấp thiết.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng về mọi mặt để thành lập một trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật hiện đại không chỉ từ cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn ở chính những người có kiến thức am hiểu trong lĩnh vực này./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)