Chính quyền Mỹ ngày 21/8 đã thừa nhận việc tình báo nước này tiến hành theodõi thư tín điện tử của những công dân Mỹ không phải nghi can khủng bố là bấthợp pháp.
Tuyên bố này nhằm trấn an và củng cố lòng tin của dân chúng Mỹ sau vụbê bối do thám tình báo của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA).
Theo tài liệu do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ công bố, NSA từng cóchương trình theo dõi liên lạc điện tử của người Mỹ cho đến khi một thẩm phánđưa ra phán quyết vào năm 2011 cho rằng đây là chương trình bất hợp pháp.
Mộtquan chức cấp cao giấu tên thừa nhận rằng tòa án Mỹ cho phép NSA kiểm soát mộtloạt dữ liệu quốc tế vào đường dây cáp quang tại Mỹ nhằm theo dõi các cuộc liênlạc giữa các phần tử khủng bố ở nước ngoài.
Tuy nhiên, chương trình này khôngphân biệt chủ nhân của các bức thư điện tử cá nhân có liên quan đếnkhủng bố hay không, do vậy NSA đã "vô tình" thu thập hàng nghìn thông tin nộiđịa mỗi năm.
Các quan chức tình báo Mỹ thừa nhận NSA có thể đã thu thập "một cách không cố ý"khoảng 56.000 thư điện tử của người Mỹ trong thời gian từ năm 2008 đến 2011.
Cácthư điện tử trên được thu thập trong khuôn khổ một chương trình được thiết kếnhắm tới các thư điện tử của những nghi can khủng bố nước ngoài và NSA đã quyếtđịnh "thanh lọc" số thư điện tử đó sau khi nhận thấy chúng được thu thập mộtcách không cố ý.
Giải thích tính chất của chương trình này, một quan chức Mỹgiấu tên khẳng định việc thu thập các thông tin nội địa không phải là sự cố ýxâm phạm quyền riêng tư của người dân và khẳng định đây chỉ là vấn đề về kỹthuật mà cho đến nay chưa khắc phục được.
Việc công bố các tài liệu trên là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổngthống Barack Obama nhằm biện minh cho các hoạt động nghe lénđiện thoại và đọc trộm thư điện tử bị coi là vượt quá thẩm quyền của NSA.
NhàTrắng khẳng định NSA không tiến hành bất kỳ chương trình giám sát thông tin nộiđịa trên lãnh thổ nước Mỹ, mà phạm vi hoạt động của chương trình này chỉ nhằmthu thập thông tin tình báo nước ngoài.
Chính quyền Tổng thống Obama, cụ thể là giới chức tình báo Mỹ, đang vấp phải sựchỉ trích mạnh mẽ và sự hoài nghi từ cộng đồng quốc tế kể từ khi cựu nhân viêntình báo Edward Snowden tiết lộ nhiều thông tin nhạy cảm liênquan đến hoạt động giám sát và nghe lén của Washington.
Vụ bê bốitình báo này cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ với các nước đồng minh của Mỹtại châu Âu và Mỹ Latinh, đặc biệt phủ bóng đen lên quan hệ Mỹ-Nga liên quan đếnsố phận của người tiết lộ thông tin Snowden./.
Tuyên bố này nhằm trấn an và củng cố lòng tin của dân chúng Mỹ sau vụbê bối do thám tình báo của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA).
Theo tài liệu do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ công bố, NSA từng cóchương trình theo dõi liên lạc điện tử của người Mỹ cho đến khi một thẩm phánđưa ra phán quyết vào năm 2011 cho rằng đây là chương trình bất hợp pháp.
Mộtquan chức cấp cao giấu tên thừa nhận rằng tòa án Mỹ cho phép NSA kiểm soát mộtloạt dữ liệu quốc tế vào đường dây cáp quang tại Mỹ nhằm theo dõi các cuộc liênlạc giữa các phần tử khủng bố ở nước ngoài.
Tuy nhiên, chương trình này khôngphân biệt chủ nhân của các bức thư điện tử cá nhân có liên quan đếnkhủng bố hay không, do vậy NSA đã "vô tình" thu thập hàng nghìn thông tin nộiđịa mỗi năm.
Các quan chức tình báo Mỹ thừa nhận NSA có thể đã thu thập "một cách không cố ý"khoảng 56.000 thư điện tử của người Mỹ trong thời gian từ năm 2008 đến 2011.
Cácthư điện tử trên được thu thập trong khuôn khổ một chương trình được thiết kếnhắm tới các thư điện tử của những nghi can khủng bố nước ngoài và NSA đã quyếtđịnh "thanh lọc" số thư điện tử đó sau khi nhận thấy chúng được thu thập mộtcách không cố ý.
Giải thích tính chất của chương trình này, một quan chức Mỹgiấu tên khẳng định việc thu thập các thông tin nội địa không phải là sự cố ýxâm phạm quyền riêng tư của người dân và khẳng định đây chỉ là vấn đề về kỹthuật mà cho đến nay chưa khắc phục được.
Việc công bố các tài liệu trên là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổngthống Barack Obama nhằm biện minh cho các hoạt động nghe lénđiện thoại và đọc trộm thư điện tử bị coi là vượt quá thẩm quyền của NSA.
NhàTrắng khẳng định NSA không tiến hành bất kỳ chương trình giám sát thông tin nộiđịa trên lãnh thổ nước Mỹ, mà phạm vi hoạt động của chương trình này chỉ nhằmthu thập thông tin tình báo nước ngoài.
Chính quyền Tổng thống Obama, cụ thể là giới chức tình báo Mỹ, đang vấp phải sựchỉ trích mạnh mẽ và sự hoài nghi từ cộng đồng quốc tế kể từ khi cựu nhân viêntình báo Edward Snowden tiết lộ nhiều thông tin nhạy cảm liênquan đến hoạt động giám sát và nghe lén của Washington.
Vụ bê bốitình báo này cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ với các nước đồng minh của Mỹtại châu Âu và Mỹ Latinh, đặc biệt phủ bóng đen lên quan hệ Mỹ-Nga liên quan đếnsố phận của người tiết lộ thông tin Snowden./.
(TTXVN)