Chương trình cứu trợ tài sản xấu (TARP) của Chính phủ Mỹ đã không đạt các mục tiêu cơ bản đề ra như kích thích vay mượn và hạn chế các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Đây là kết luận trong báo cáo công bố trước Quốc hội Mỹ ngày 31/1 của ông Neil Barofsky, Tổng thanh tra TARP.
Báo cáo định kỳ theo quý này khẳng định hiện còn quá sớm để có thể đánh giá thành công của chương trình cứu trợ hơn 700 tỷ USD này một cách toàn diện vì có nhiều dấu hiệu cho thấy một số lĩnh vực của hệ thống tài chính đã ổn định hơn so với giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính hồi mùa Thu năm 2008.
Song, báo cáo nhấn mạnh một số mục tiêu trong TARP vẫn đang để ngỏ và nếu không có các cuộc cải cách lớn, hệ thống tài chính Mỹ đối diện với nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới.
Báo cáo liệt kê các mục tiêu cơ bản mà TARP chưa đạt được, đó là tăng tín dụng, hạn chế tịch biên nhà ở, kiểm soát hoạt động rủi ro của các tập đoàn tài chính vốn được coi là "quá lớn để được phép phá sản" và tạo thêm nhiều việc làm.
Theo ông Barofsky, bất chấp mục tiêu cải thiện khả năng tài chính của các doanh nghiệp Mỹ và khuyến thích chi tiêu, vay tiêu dùng và tái đầu tư vẫn giảm.
Gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD, được Quốc hội do đảng Dân chủ chiếm đa số thông qua hồi đầu năm ngoái, đã vấp phải sự phản đối của các nghị sĩ đảng Cộng hòa do lo ngại nguy cơ chi tiêu lãng phí khiến thâm hụt ngân sách tăng cao./.
Đây là kết luận trong báo cáo công bố trước Quốc hội Mỹ ngày 31/1 của ông Neil Barofsky, Tổng thanh tra TARP.
Báo cáo định kỳ theo quý này khẳng định hiện còn quá sớm để có thể đánh giá thành công của chương trình cứu trợ hơn 700 tỷ USD này một cách toàn diện vì có nhiều dấu hiệu cho thấy một số lĩnh vực của hệ thống tài chính đã ổn định hơn so với giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính hồi mùa Thu năm 2008.
Song, báo cáo nhấn mạnh một số mục tiêu trong TARP vẫn đang để ngỏ và nếu không có các cuộc cải cách lớn, hệ thống tài chính Mỹ đối diện với nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới.
Báo cáo liệt kê các mục tiêu cơ bản mà TARP chưa đạt được, đó là tăng tín dụng, hạn chế tịch biên nhà ở, kiểm soát hoạt động rủi ro của các tập đoàn tài chính vốn được coi là "quá lớn để được phép phá sản" và tạo thêm nhiều việc làm.
Theo ông Barofsky, bất chấp mục tiêu cải thiện khả năng tài chính của các doanh nghiệp Mỹ và khuyến thích chi tiêu, vay tiêu dùng và tái đầu tư vẫn giảm.
Gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD, được Quốc hội do đảng Dân chủ chiếm đa số thông qua hồi đầu năm ngoái, đã vấp phải sự phản đối của các nghị sĩ đảng Cộng hòa do lo ngại nguy cơ chi tiêu lãng phí khiến thâm hụt ngân sách tăng cao./.
(TTXVN/Vietnam+)