Sau gần một năm chia rẽ đảng phái và sau hơn hai tháng đàm phán ròng rã tưởng chừng đã thất bại, cả Thượng và Hạ viện Mỹ đều đã thông qua một giải pháp mang tính tạm thời nhằm tránh cái gọi là "vách đá tài chính," được cho là có nguy cơ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới tái rơi vào suy thoái.
Theo đánh giá của dư luận và các chuyên gia, dự luật vừa được lưỡng viện Quốc hội thông qua ngày 1/1 và sau đó đã được Tổng thống Barack Obama ký thành luật đã giải tỏa được những mối lo trước mắt, nhưng con đường phía trước đối với chính trường và nền kinh tế Mỹ vẫn ngổn ngang các chướng ngại vật.
Hiệu ứng tích cực nhất đối với dự luật vừa được lưỡng viện Quốc hội Mỹ vội vã thông qua là từ thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới. Trong ngày giao dịch đầu tiên khởi đầu năm 2013, các chỉ số chứng khoán chủ lực tại thị trường New York đã đồng loạt tăng điểm khá mạnh khi các nhà đầu tư được giải tỏa một phần tâm lý lo lắng kéo dài.
Trong phiên giao dịch cuối cùng trước khi đóng cửa ngày 2/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones của 30 tập đoàn công ty lớn tăng hơn 300 điểm, tương đương 2,35%, lên 13.413 điểm, trong khi chỉ số tổng hợp Nasdaq Composite tăng 3,21% và chỉ số Standard & Poor's 500 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 2,54% và đây đều là những mức tăng lớn nhất của cả ba chỉ số kể từ ngày 30/11/2011.
Trước đó, ngày 2/1, các chỉ số chứng khoán tại thị trường châu Á như Hong Kong, Hàn Quốc và Australia đã lần lượt tăng 1,9%, 1,4% và 1,26%. Tại thị trường châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,8%, DAX 30 của Ðức và CAC 40 của Pháp tăng 1,9%.
Tuy nhiên, những gì vừa đạt được mới chỉ là một giải pháp tình thế, chưa giải quyết được tận gốc các vấn đề của nền kinh tế Mỹ là nợ và thâm hụt ngân sách.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự báo trong 10 năm tới nền kinh tế Mỹ sẽ bị thâm hụt thêm khoảng 4.000 tỷ USD, càng chất thêm gánh nặng lên món nợ quốc gia đã vượt trần vào ngày cuối cùng của năm 2012.
Thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Obama là một loạt nghị sỹ đảng Cộng hòa đã công khai lên tiếng sẽ lật ngược tình thế khi hai bên sẽ bước vào vòng thương lượng về việc cắt giảm ngân sách đối với các chương trình quốc phòng và xã hội, và nâng trần nợ quốc gia trong vòng hai tháng tới.
Một số lãnh đạo của đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ sử dụng yêu cầu nâng trần nợ như một sức ép để buộc Nhà Trắng phải có nhượng bộ trong cắt giảm ngân sách và các chương trình phúc lợi, bởi nếu trần nợ không được nâng lên, Mỹ có thể vỡ nỡ và bị giáng cấp tín nhiệm như những gì đã xảy ra vào năm 2011.
Tổng thống Obama đã nhiều lần cảnh báo đảng Cộng hòa không lồng hai vấn đề này trong các cuộc thương lượng sắp tới.
Dù đã chạm trần nợ, song Mỹ vẫn có thể cầm cự được trong hai tháng tới bằng các biện pháp tính toán, trước khi buộc phải nâng mức trần lên. Hai tháng tới cũng là khoảng thời gian Chính phủ Mỹ tìm kiếm cách thức cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ như đã lên kế hoạch.
Nhiều nhà kinh tế dự đoán việc cắt giảm chi tiêu trước mắt có thể bị hoãn lại cho đến năm tới, nếu các nghị sỹ đạt thỏa thuận cắt giảm chi tiêu trong dài hạn hơn và cho phép nâng trần nợ công. Nếu không, việc cắt giảm chi tiêu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm nay.
[IMF: Thỏa thuận tránh "vách đá tài chính" chưa đủ]
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng việc nhanh chóng nâng trần nợ sẽ là một bước đi cần thiết và nước Mỹ sẽ còn nhiều việc phải làm để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công mà không làm ảnh hưởng đến đà phục hồi chưa vững chắc của nền kinh tế.
Các nhà kinh tế cho rằng thỏa thuận vừa đạt được sẽ bảo vệ kinh tế Mỹ trước nguy cơ suy thoái, song sẽ ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng và những nỗ lực tạo việc làm.
Nhà kinh tế Gregory Daco ở IHS Global Insight cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 1,7% trong năm 2013, sau khi ước đạt 2% trong năm 2012. Theo ông, việc tăng mức khấu trừ lương để chi trả lương hưu từ 4,2% lên 6,2% sẽ có tác động lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế, khi sẽ lấy đi 0,4 điểm phần trăm trong tăng trưởng tiềm năng, bởi điều chỉnh này sẽ khiến 113 tỷ USD sẽ bị rút khỏi nền kinh tế, trong khi nếu không, phần lớn số tiền đó sẽ được chi cho hàng hóa và dịch vụ.
Trong khi đó, nhà kinh tế Mark Zandi ở Moody's Analytics dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2013 sẽ ở mức 2%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với mức có thể đạt được khi duy trì chính sách như trong năm 2012, số việc làm mới được tạo ra sẽ giảm 700.000 và tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,5 điểm phần trăm.
Thậm chí, nhà kinh tế Gregory Micheal ở BMO Capital Markets còn nhận định mức ảnh hưởng đối với tăng trưởng kinh tế sẽ là 1,4 điểm phần trăm./.
Theo đánh giá của dư luận và các chuyên gia, dự luật vừa được lưỡng viện Quốc hội thông qua ngày 1/1 và sau đó đã được Tổng thống Barack Obama ký thành luật đã giải tỏa được những mối lo trước mắt, nhưng con đường phía trước đối với chính trường và nền kinh tế Mỹ vẫn ngổn ngang các chướng ngại vật.
Hiệu ứng tích cực nhất đối với dự luật vừa được lưỡng viện Quốc hội Mỹ vội vã thông qua là từ thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới. Trong ngày giao dịch đầu tiên khởi đầu năm 2013, các chỉ số chứng khoán chủ lực tại thị trường New York đã đồng loạt tăng điểm khá mạnh khi các nhà đầu tư được giải tỏa một phần tâm lý lo lắng kéo dài.
Trong phiên giao dịch cuối cùng trước khi đóng cửa ngày 2/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones của 30 tập đoàn công ty lớn tăng hơn 300 điểm, tương đương 2,35%, lên 13.413 điểm, trong khi chỉ số tổng hợp Nasdaq Composite tăng 3,21% và chỉ số Standard & Poor's 500 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 2,54% và đây đều là những mức tăng lớn nhất của cả ba chỉ số kể từ ngày 30/11/2011.
Trước đó, ngày 2/1, các chỉ số chứng khoán tại thị trường châu Á như Hong Kong, Hàn Quốc và Australia đã lần lượt tăng 1,9%, 1,4% và 1,26%. Tại thị trường châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,8%, DAX 30 của Ðức và CAC 40 của Pháp tăng 1,9%.
Tuy nhiên, những gì vừa đạt được mới chỉ là một giải pháp tình thế, chưa giải quyết được tận gốc các vấn đề của nền kinh tế Mỹ là nợ và thâm hụt ngân sách.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự báo trong 10 năm tới nền kinh tế Mỹ sẽ bị thâm hụt thêm khoảng 4.000 tỷ USD, càng chất thêm gánh nặng lên món nợ quốc gia đã vượt trần vào ngày cuối cùng của năm 2012.
Thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Obama là một loạt nghị sỹ đảng Cộng hòa đã công khai lên tiếng sẽ lật ngược tình thế khi hai bên sẽ bước vào vòng thương lượng về việc cắt giảm ngân sách đối với các chương trình quốc phòng và xã hội, và nâng trần nợ quốc gia trong vòng hai tháng tới.
Một số lãnh đạo của đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ sử dụng yêu cầu nâng trần nợ như một sức ép để buộc Nhà Trắng phải có nhượng bộ trong cắt giảm ngân sách và các chương trình phúc lợi, bởi nếu trần nợ không được nâng lên, Mỹ có thể vỡ nỡ và bị giáng cấp tín nhiệm như những gì đã xảy ra vào năm 2011.
Tổng thống Obama đã nhiều lần cảnh báo đảng Cộng hòa không lồng hai vấn đề này trong các cuộc thương lượng sắp tới.
Dù đã chạm trần nợ, song Mỹ vẫn có thể cầm cự được trong hai tháng tới bằng các biện pháp tính toán, trước khi buộc phải nâng mức trần lên. Hai tháng tới cũng là khoảng thời gian Chính phủ Mỹ tìm kiếm cách thức cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ như đã lên kế hoạch.
Nhiều nhà kinh tế dự đoán việc cắt giảm chi tiêu trước mắt có thể bị hoãn lại cho đến năm tới, nếu các nghị sỹ đạt thỏa thuận cắt giảm chi tiêu trong dài hạn hơn và cho phép nâng trần nợ công. Nếu không, việc cắt giảm chi tiêu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm nay.
[IMF: Thỏa thuận tránh "vách đá tài chính" chưa đủ]
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng việc nhanh chóng nâng trần nợ sẽ là một bước đi cần thiết và nước Mỹ sẽ còn nhiều việc phải làm để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công mà không làm ảnh hưởng đến đà phục hồi chưa vững chắc của nền kinh tế.
Các nhà kinh tế cho rằng thỏa thuận vừa đạt được sẽ bảo vệ kinh tế Mỹ trước nguy cơ suy thoái, song sẽ ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng và những nỗ lực tạo việc làm.
Nhà kinh tế Gregory Daco ở IHS Global Insight cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 1,7% trong năm 2013, sau khi ước đạt 2% trong năm 2012. Theo ông, việc tăng mức khấu trừ lương để chi trả lương hưu từ 4,2% lên 6,2% sẽ có tác động lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế, khi sẽ lấy đi 0,4 điểm phần trăm trong tăng trưởng tiềm năng, bởi điều chỉnh này sẽ khiến 113 tỷ USD sẽ bị rút khỏi nền kinh tế, trong khi nếu không, phần lớn số tiền đó sẽ được chi cho hàng hóa và dịch vụ.
Trong khi đó, nhà kinh tế Mark Zandi ở Moody's Analytics dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2013 sẽ ở mức 2%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với mức có thể đạt được khi duy trì chính sách như trong năm 2012, số việc làm mới được tạo ra sẽ giảm 700.000 và tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,5 điểm phần trăm.
Thậm chí, nhà kinh tế Gregory Micheal ở BMO Capital Markets còn nhận định mức ảnh hưởng đối với tăng trưởng kinh tế sẽ là 1,4 điểm phần trăm./.
Hùng Minh (TTXVN)