Ngày 12/12, sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng với Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã "bấm giờ" tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tranh gây nhiều tranh cãi, hao người tốn của, kéo dài gần 9 năm qua tại Iraq, coi đây là giây phút lịch sử mở đầu chương mới trong quan hệ giữa Mỹ với Iraq. Tuy nhiên tác động và hệ lụy từ quyết định này đối với bản thân nước Mỹ, Iraq và toàn bộ khu vực Trung Đông thì còn phải chờ xem.
Trước hết, với nước Mỹ, rút quân là thượng sách, cho dù còn tranh cãi dài lâu. Chấm dứt một chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới II là hợp với nguyện vọng vì có tới 70% người Mỹ cho rằng cuộc chiến Iraq không đáng để thanh niên Mỹ phải hy sinh, chưa nói tới chuyện nó là một nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm kinh tế và làm xói mòn vị thế của Mỹ trên trường quốc tế.
Với tuyên bố đã làm tròn lời hứa với cử tri, quyết định chấm dứt cuộc chiến có thể giúp cho ông Obama và đảng Dân chủ tìm kiếm thêm những lá phiếu quý giá của cử tri trong năm bầu cử 2012. Rút quân còn bởi lẽ kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn không cho phép cứ vung tiền mãi, chưa nói tới chuyện "rút đi trong danh dự còn hơn nguy cơ bị sa lầy."
Ấy vậy mà phe Cộng hòa vẫn cáo buộc ông Obama "bỏ rơi Iraq vì mục đích chính trị". Thượng nghị sỹ John McCain xác định Mỹ có cơ hội thành công thực sự ở Iraq, do vậy rút quân là sai lầm, có thể dẫn tới thất bại, rồi lại phải quay trở lại với mức tốn phí cao hơn nhiều. Mối lo của ông McCain đã được viên Tướng Martin Dempsey giải tỏa với tuyên bố "rút quân không có nghĩa là ly dị hẳn với Iraq."
[Mỹ hạ cờ và chấm dứt chiến dịch quân sự tại Iraq]
Bộ Ngoại giao Mỹ, ngoài hàng nghìn chuyên gia cố vấn, cũng đã có kế hoạch tăng gấp đôi số nhà thầu an ninh tư nhân lên 7.000 người để thế vào "những khoảng trống". Hơn nữa, tại Baghdad, Washington đã chắc ăn xây dựng một cơ ngơi Ðại sứ quán tốn kém nhất (750 triệu USD), kiên cố nhất (5 lớp hàng rào an ninh kiên cố và tinh vi), quy mô lớn nhất (21 tòa nhà cao tầng trên diện tích 42 hécta), có đội ngũ quan chức ngoại giao và nhân viên lớn nhất (16.000 người) với ngân sách hoạt động năm 2012 lên tới 6 tỷ USD. Mỹ cũng đang tái bố trí lực lượng trong vùng, theo đó gia tăng số binh lính đóng tại Kuwait, duy trì tại vùng Vịnh một lực lượng hải quân hùng hậu, tăng cường hợp tác quân sự với các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và lập căn cứ radar hiện đại ở Thổ Nhĩ Kỳ...
Người Iraq buồn vui lẫn lộn vì tuyên bố kết thúc chiến tranh không hẳn chiến tranh đã chấm dứt. Đa số người dân Iraq từ lâu muốn chấm dứt sự chiếm đóng của nước ngoài, nhưng lo âu vì hàng trăm lý do. Cuộc xâm lược Iraq cách đây 9 năm là dưới chiêu bài "lật đổ một chế độ độc tài để xây dựng một Iraq mới dân chủ". Thế nhưng dân chủ đâu có thấy trong khi một nước Iraq kiệt quệ do chiến tranh, tỷ lệ thất nghiệp tới 15%, hơn 34% người dân sống dưới mức nghèo đói, 35% trẻ em trẻ mồ côi cha mẹ, mâu thuẫn bè phái, nguy cơ chia cắt, bạo lực và khủng bố xảy ra hàng ngày thì ai ai cũng biết. Tuy nhiên, vẫn có một số người Iraq cho rằng rút quân lúc này là chưa phải lúc vì các lực lượng của Iraq, cho dù tới 770.000 người do chính chủ Mỹ tuyển dụng, huấn luyện và trang bị, nhưng vẫn chưa đủ sức bảo đảm an ninh. Tại Iraq, mỗi đảng phái đều có những nhóm tay súng riêng, do vậy cuộc chiến quyền lực dự báo sẽ trở nên quyết liệt ngay sau khi Mỹ rút đi.
Mỹ rút quân còn có thể thúc đẩy động cơ mang tính bè phái muốn chia cắt quốc gia Trung Đông này thành ba, cho người Cuốc (Kurd) các tỉnh miền Bắc nhiều dầu khí, người Cơ đốc giáo và người Hồi giáo dòng Sunni các tỉnh miền Trung và phần còn lại cũng nhiều dầu khí ở miền Nam dành cho người Hồi giáo dòng Shiite. Ngay từ đầu năm 2011, bốn tỉnh miền Trung gồm Salah al-din, Diyala, Anbar và Nineveh đã hô hào thành lập quốc gia độc lập của người Hồi giáo dòng Sunni vì "chính phủ trung ương do những người Hồi giáo dòng Shiite thống trị không quan tâm tới lợi ích, đối xử với họ như những công dân hạng hai".
Cộng đồng thế giới hoan nghênh quyết định của Mỹ rút quân khỏi một cuộc chiến bị lên án rộng rãi. Tuy nhiên, Mỹ rút đi, để lại ở Iraq một khoảng trống cho nhiều tham vọng nổi lên. Ảnh hưởng của láng giềng Iran là thấy rõ. Người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số ở Iran từng kẻ thù của Iraq, nhưng giờ đây họ lại có ảnh hưởng lớn tại nước này.
Không ai khác, chính vị Thủ tướng đương nhiệm của Iraq cũng đã từng sống lưu vong tại Tehran từ năm 1982 tới tận năm 1990. Sự hiện diện quân sự gần 9 năm qua của Mỹ tại Iraq làm cho các nước vùng Vịnh có cảm giác an toàn. Nay, theo lời Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vùng Vịnh Abdulaziz Sager "không nghi ngờ gì, việc Mỹ rút quân chắc chắn sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực. Iran không đe dọa trực tiếp Iraq mà Tehran có thể sẽ lợi dụng vị thế mới này để thách thức những đối thủ tại vùng Vịnh chủ yếu do các chính phủ của người Hồi giáo dòng Sunni lãnh đạo".
Bản thân Iraq cùng Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran còn có chung mối lo. Cuộc chiến Mỹ phát động vào Iraq đã mang lại cho người Cuốc ở miền Bắc Iraq những thứ mà họ chưa từng mơ tới. Mỹ rút đi, hơn 30 triệu người Cuốc sinh sống trong vùng này có thể lần đầu tiên trong lịch sử sẽ thành lập một vương quốc độc lập.
Mỹ rút quân vào ngày 31/12, các ông bố bà mẹ, những người vợ Mỹ đang thấp thỏm chờ đón người thân trở về vì không muốn họ "tiếp tục chết uổng". Người Iraq mừng vui đan xen vì còn nhiều âu lo. Những người bà con Arập láng giềng và người Iran hàng xóm mỗi người một tâm trạng, nhưng chắc chắn họ sẽ cùng phải tính xem nên làm gì với một Iraq trên danh nghĩa "sẽ không còn Mỹ nữa"./.
Trước hết, với nước Mỹ, rút quân là thượng sách, cho dù còn tranh cãi dài lâu. Chấm dứt một chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới II là hợp với nguyện vọng vì có tới 70% người Mỹ cho rằng cuộc chiến Iraq không đáng để thanh niên Mỹ phải hy sinh, chưa nói tới chuyện nó là một nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm kinh tế và làm xói mòn vị thế của Mỹ trên trường quốc tế.
Với tuyên bố đã làm tròn lời hứa với cử tri, quyết định chấm dứt cuộc chiến có thể giúp cho ông Obama và đảng Dân chủ tìm kiếm thêm những lá phiếu quý giá của cử tri trong năm bầu cử 2012. Rút quân còn bởi lẽ kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn không cho phép cứ vung tiền mãi, chưa nói tới chuyện "rút đi trong danh dự còn hơn nguy cơ bị sa lầy."
Ấy vậy mà phe Cộng hòa vẫn cáo buộc ông Obama "bỏ rơi Iraq vì mục đích chính trị". Thượng nghị sỹ John McCain xác định Mỹ có cơ hội thành công thực sự ở Iraq, do vậy rút quân là sai lầm, có thể dẫn tới thất bại, rồi lại phải quay trở lại với mức tốn phí cao hơn nhiều. Mối lo của ông McCain đã được viên Tướng Martin Dempsey giải tỏa với tuyên bố "rút quân không có nghĩa là ly dị hẳn với Iraq."
[Mỹ hạ cờ và chấm dứt chiến dịch quân sự tại Iraq]
Bộ Ngoại giao Mỹ, ngoài hàng nghìn chuyên gia cố vấn, cũng đã có kế hoạch tăng gấp đôi số nhà thầu an ninh tư nhân lên 7.000 người để thế vào "những khoảng trống". Hơn nữa, tại Baghdad, Washington đã chắc ăn xây dựng một cơ ngơi Ðại sứ quán tốn kém nhất (750 triệu USD), kiên cố nhất (5 lớp hàng rào an ninh kiên cố và tinh vi), quy mô lớn nhất (21 tòa nhà cao tầng trên diện tích 42 hécta), có đội ngũ quan chức ngoại giao và nhân viên lớn nhất (16.000 người) với ngân sách hoạt động năm 2012 lên tới 6 tỷ USD. Mỹ cũng đang tái bố trí lực lượng trong vùng, theo đó gia tăng số binh lính đóng tại Kuwait, duy trì tại vùng Vịnh một lực lượng hải quân hùng hậu, tăng cường hợp tác quân sự với các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và lập căn cứ radar hiện đại ở Thổ Nhĩ Kỳ...
Người Iraq buồn vui lẫn lộn vì tuyên bố kết thúc chiến tranh không hẳn chiến tranh đã chấm dứt. Đa số người dân Iraq từ lâu muốn chấm dứt sự chiếm đóng của nước ngoài, nhưng lo âu vì hàng trăm lý do. Cuộc xâm lược Iraq cách đây 9 năm là dưới chiêu bài "lật đổ một chế độ độc tài để xây dựng một Iraq mới dân chủ". Thế nhưng dân chủ đâu có thấy trong khi một nước Iraq kiệt quệ do chiến tranh, tỷ lệ thất nghiệp tới 15%, hơn 34% người dân sống dưới mức nghèo đói, 35% trẻ em trẻ mồ côi cha mẹ, mâu thuẫn bè phái, nguy cơ chia cắt, bạo lực và khủng bố xảy ra hàng ngày thì ai ai cũng biết. Tuy nhiên, vẫn có một số người Iraq cho rằng rút quân lúc này là chưa phải lúc vì các lực lượng của Iraq, cho dù tới 770.000 người do chính chủ Mỹ tuyển dụng, huấn luyện và trang bị, nhưng vẫn chưa đủ sức bảo đảm an ninh. Tại Iraq, mỗi đảng phái đều có những nhóm tay súng riêng, do vậy cuộc chiến quyền lực dự báo sẽ trở nên quyết liệt ngay sau khi Mỹ rút đi.
Mỹ rút quân còn có thể thúc đẩy động cơ mang tính bè phái muốn chia cắt quốc gia Trung Đông này thành ba, cho người Cuốc (Kurd) các tỉnh miền Bắc nhiều dầu khí, người Cơ đốc giáo và người Hồi giáo dòng Sunni các tỉnh miền Trung và phần còn lại cũng nhiều dầu khí ở miền Nam dành cho người Hồi giáo dòng Shiite. Ngay từ đầu năm 2011, bốn tỉnh miền Trung gồm Salah al-din, Diyala, Anbar và Nineveh đã hô hào thành lập quốc gia độc lập của người Hồi giáo dòng Sunni vì "chính phủ trung ương do những người Hồi giáo dòng Shiite thống trị không quan tâm tới lợi ích, đối xử với họ như những công dân hạng hai".
Cộng đồng thế giới hoan nghênh quyết định của Mỹ rút quân khỏi một cuộc chiến bị lên án rộng rãi. Tuy nhiên, Mỹ rút đi, để lại ở Iraq một khoảng trống cho nhiều tham vọng nổi lên. Ảnh hưởng của láng giềng Iran là thấy rõ. Người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số ở Iran từng kẻ thù của Iraq, nhưng giờ đây họ lại có ảnh hưởng lớn tại nước này.
Không ai khác, chính vị Thủ tướng đương nhiệm của Iraq cũng đã từng sống lưu vong tại Tehran từ năm 1982 tới tận năm 1990. Sự hiện diện quân sự gần 9 năm qua của Mỹ tại Iraq làm cho các nước vùng Vịnh có cảm giác an toàn. Nay, theo lời Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vùng Vịnh Abdulaziz Sager "không nghi ngờ gì, việc Mỹ rút quân chắc chắn sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực. Iran không đe dọa trực tiếp Iraq mà Tehran có thể sẽ lợi dụng vị thế mới này để thách thức những đối thủ tại vùng Vịnh chủ yếu do các chính phủ của người Hồi giáo dòng Sunni lãnh đạo".
Bản thân Iraq cùng Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran còn có chung mối lo. Cuộc chiến Mỹ phát động vào Iraq đã mang lại cho người Cuốc ở miền Bắc Iraq những thứ mà họ chưa từng mơ tới. Mỹ rút đi, hơn 30 triệu người Cuốc sinh sống trong vùng này có thể lần đầu tiên trong lịch sử sẽ thành lập một vương quốc độc lập.
Mỹ rút quân vào ngày 31/12, các ông bố bà mẹ, những người vợ Mỹ đang thấp thỏm chờ đón người thân trở về vì không muốn họ "tiếp tục chết uổng". Người Iraq mừng vui đan xen vì còn nhiều âu lo. Những người bà con Arập láng giềng và người Iran hàng xóm mỗi người một tâm trạng, nhưng chắc chắn họ sẽ cùng phải tính xem nên làm gì với một Iraq trên danh nghĩa "sẽ không còn Mỹ nữa"./.
Thái Hùng (TTXVN/Vietnam)