Trong một dấu hiệu đáng khích lệ cho nỗ lực tranh cử nhiệm kỳ hai của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 10/5, Bộ Tài chính Mỹ công bố bản báo cáo tổng hợp về nguồn thu và những khoản chi tiêu, cho biết cán cân thu chi ngân sách của chính quyền liên bang trong tháng Tư vừa qua đạt thặng dư gần 60 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên trong hơn ba năm qua, ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ đạt thặng dư.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết tổng nguồn thu của chính phủ liên bang trong tháng qua đạt 318,8 tỷ USD, tăng 29 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tổng các khoản chi của chính phủ trong tháng chỉ ở mức 259,7 tỷ USD, giảm 70 tỷ USD, tương đương với 21%, so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, cán cân thu chi ngân sách trong tháng dư 59,1 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 9/2008 ngân sách liên bang của Mỹ đạt thặng dư.
Bất chấp những tín hiệu tích cực từ ngân sách liên bang, Bộ Tài chính Mỹ dự báo tổng thâm hụt ngân sách liên bang tài khóa năm nay, kết thúc ngày 30/9/2012, vẫn ở mức khá cao với khoảng 1.330 tỷ USD.
Cho tới hết tháng Tư, ngân sách liên bang của Mỹ đã bị thâm hụt 720 tỷ USD so với mức thâm hụt 870 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại với việc ngân sách liên bang lần đầu tiên đạt thặng dư, thâm hụt thương mại của Mỹ lại đạt mức cao nhất trong 10 tháng qua, lên đến 51,8 tỷ USD trong tháng 3.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết trong tháng 3, kim ngạch nhập khẩu tăng 5,2% lên mức kỷ lục 238,6 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào dầu mỏ, ôtô, điện thoại di động và quần áo.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 3% lên 186,8 tỷ USD, với doanh số bán hàng xuất sang châu Âu đạt mức cao nhất, ngay cả trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực này vẫn đang tiếp diễn.
Trong tháng 3, thâm hụt thương mại của Mỹ với 27 quốc gia Liên minh châu Âu tăng lên 9,8 tỷ USD từ mức 5,9 tỷ USD trong tháng trước. Mặc dù xuất khẩu của Mỹ tới các quốc gia này đã tăng 11,5% lên đến 25,1 tỷ USD, song khoảng cách thâm hụt vẫn được nới rộng hơn bởi tốc độ nhập khẩu của Mỹ từ châu Âu lại tăng nhanh hơn ở mức 22,7% và đạt gần 35 tỷ USD.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc cũng đã tăng từ 19,4 tỷ USD trong tháng 2 lên mức 21,7 tỷ trong tháng 3.
Thâm hụt thương mại gia tăng sẽ làm chậm sự tăng trưởng của một quốc gia. Điều này đồng nghĩa người dân trong nước chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm do nước ngoài sản xuất so với các sản phẩm sản xuất trong nội địa.
Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo rằng tăng trưởng xuất khẩu, một điểm sáng cho nền kinh tế Mỹ, có thể sẽ chậm lại trong những tháng tới nếu các quốc gia châu Âu rơi vào suy thoái.
Trong khi đó, thị trường lao động Mỹ trong ngày 10/5 lại nhận được tín hiệu tích cực khi Bộ Lao động thông báo số công nhân nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 5/5 ở mức 367.000 người, giảm 1.000 người so với 368.000 người của tuần trước đó và là mức thấp nhất trong vòng một tháng qua.
Số người thất nghiệp trong tuần trước thấp hơn nhiều so với mức trung bình 373.000 người/tuần trong tháng 2.
Thông tin tích cực trên cùng với tuyên bố của các nhà lãnh đạo châu Âu sẵn sàng giải ngân gói cứu trợ cho Hy Lạp đã ngay lập tức làm cho các chỉ số chứng khoán chủ lực tại thị trường New York tăng nhẹ sau hơn một tuần liên tục mất điểm.
Các chỉ số Dow Jones và Standard & Poor 500 lần lượt tăng 0,16% và 0,25%, riêng chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục giảm 0,04%./.
Đây là lần đầu tiên trong hơn ba năm qua, ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ đạt thặng dư.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết tổng nguồn thu của chính phủ liên bang trong tháng qua đạt 318,8 tỷ USD, tăng 29 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tổng các khoản chi của chính phủ trong tháng chỉ ở mức 259,7 tỷ USD, giảm 70 tỷ USD, tương đương với 21%, so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, cán cân thu chi ngân sách trong tháng dư 59,1 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 9/2008 ngân sách liên bang của Mỹ đạt thặng dư.
Bất chấp những tín hiệu tích cực từ ngân sách liên bang, Bộ Tài chính Mỹ dự báo tổng thâm hụt ngân sách liên bang tài khóa năm nay, kết thúc ngày 30/9/2012, vẫn ở mức khá cao với khoảng 1.330 tỷ USD.
Cho tới hết tháng Tư, ngân sách liên bang của Mỹ đã bị thâm hụt 720 tỷ USD so với mức thâm hụt 870 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại với việc ngân sách liên bang lần đầu tiên đạt thặng dư, thâm hụt thương mại của Mỹ lại đạt mức cao nhất trong 10 tháng qua, lên đến 51,8 tỷ USD trong tháng 3.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết trong tháng 3, kim ngạch nhập khẩu tăng 5,2% lên mức kỷ lục 238,6 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào dầu mỏ, ôtô, điện thoại di động và quần áo.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 3% lên 186,8 tỷ USD, với doanh số bán hàng xuất sang châu Âu đạt mức cao nhất, ngay cả trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực này vẫn đang tiếp diễn.
Trong tháng 3, thâm hụt thương mại của Mỹ với 27 quốc gia Liên minh châu Âu tăng lên 9,8 tỷ USD từ mức 5,9 tỷ USD trong tháng trước. Mặc dù xuất khẩu của Mỹ tới các quốc gia này đã tăng 11,5% lên đến 25,1 tỷ USD, song khoảng cách thâm hụt vẫn được nới rộng hơn bởi tốc độ nhập khẩu của Mỹ từ châu Âu lại tăng nhanh hơn ở mức 22,7% và đạt gần 35 tỷ USD.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc cũng đã tăng từ 19,4 tỷ USD trong tháng 2 lên mức 21,7 tỷ trong tháng 3.
Thâm hụt thương mại gia tăng sẽ làm chậm sự tăng trưởng của một quốc gia. Điều này đồng nghĩa người dân trong nước chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm do nước ngoài sản xuất so với các sản phẩm sản xuất trong nội địa.
Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo rằng tăng trưởng xuất khẩu, một điểm sáng cho nền kinh tế Mỹ, có thể sẽ chậm lại trong những tháng tới nếu các quốc gia châu Âu rơi vào suy thoái.
Trong khi đó, thị trường lao động Mỹ trong ngày 10/5 lại nhận được tín hiệu tích cực khi Bộ Lao động thông báo số công nhân nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 5/5 ở mức 367.000 người, giảm 1.000 người so với 368.000 người của tuần trước đó và là mức thấp nhất trong vòng một tháng qua.
Số người thất nghiệp trong tuần trước thấp hơn nhiều so với mức trung bình 373.000 người/tuần trong tháng 2.
Thông tin tích cực trên cùng với tuyên bố của các nhà lãnh đạo châu Âu sẵn sàng giải ngân gói cứu trợ cho Hy Lạp đã ngay lập tức làm cho các chỉ số chứng khoán chủ lực tại thị trường New York tăng nhẹ sau hơn một tuần liên tục mất điểm.
Các chỉ số Dow Jones và Standard & Poor 500 lần lượt tăng 0,16% và 0,25%, riêng chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục giảm 0,04%./.
(TTXVN)