Ngày 22/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết Chương trình giải cứu các tài sản có vấn đề (TARP) trị giá 700 tỷ USD được Quốc hội phê chuẩn vào tháng 10/2008 sẽ chỉ cần chi tổng cộng khoảng 105 tỷ USD để hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp gặp khó khăn trong cơn bão khủng hoảng.
Số kinh phí trên thấp hơn 11,4 tỷ USD so với dự báo đưa ra hồi tháng Hai và đặc biệt là thấp hơn 236 tỷ USD so với dự báo hồi tháng 8/2009.
Trong phiên điều trần trước Nhóm Giám sát của Quốc hội, Bộ trưởng Geithner cho biết mức chi cho chương trình TARP tiếp tục giảm nhờ kinh tế đang phục hồi, góp phần giảm thâm hụt ngân sách.
Ông khẳng định mục tiêu chính của kế hoạch cứu trợ đã được đáp ứng và kế hoạch này "đóng vai trò chủ chốt" trong việc nới lỏng điều kiện tín dụng.
Ông Geithner nói: "Các điều kiện tín dụng nói chung, vốn là nhân tố đẩy nước Mỹ chìm sâu vào cuộc suy thoái nghiêm trọng trong năm 2007, không còn là vật cản đối với sự phát triển kinh tế. Các công ty đang hút tiền vào thị trường vốn và đang xây dựng các quỹ dự trữ tiền mặt quy mô kỷ lục, giúp đầu tư trở lại vào nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng."
Theo ông, kinh tế Mỹ vẫn đang trong giai đoạn khó khăn nhưng do chính phủ đã tiến hành những hành động phù hợp nên hệ thống tài chính đã và đang đi vào ổn định và tăng trưởng kinh tế đang phục hồi.
Ông cho rằng chính quyền của Tổng thống Barrack Obama "đang đi đúng hướng trong việc giảm chi phí của TARP" và các khoản vay thực hiện trong khuôn khổ chương trình này sẽ hết hạn vào tháng 10 tới.
Ông Geithner cho biết tới nay Bộ Tài chính Mỹ đã giải ngân 386 tỷ USD trong tổng số 700 tỷ USD mà Quốc hội phê chuẩn cho chương trình TARP và các đơn vị nhận cứu trợ đã hoàn trả cho chương trình 194 tỷ USD.
Ngoài ra, người đóng thuế đã nhận được khoảng 24 tỷ USD từ khoản lãi suất, cổ tức, việc trả lại tiền cứu trợ trước thời hạn và tiền thu được từ việc bán lại các chứng quyền. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng không phải tất cả các khoản tiền đầu tư từ chương trình TARP đều mang lại lợi nhuận.
Ông cho biết khoản tiền đầu tư vào công ty bảo hiểm AIG (American International Group Inc.) và vào công ty GMAC (trước đây là chi nhánh tài chính của hãng chê tạo ôtô General Motors Corp.) có thể phải chịu lỗ nhưng mức thiệt hại sẽ thấp hơn so với mức dự báo của năm ngoái.
Ông Geithner cũng thông báo với nhóm giám sát chương trình TARP rằng chính phủ sẽ hoàn trả hàng trăm tỷ USD không cần phải sử dụng cho chương trình TARP để hạn chế mức nợ trong tương lai cũng như tạo thêm nguồn tài chính bổ sung cho các nhu cầu dài hạn khác của đất nước.
Ông cho biết Bộ Tài chính có kế hoạch bán nốt phần vốn của chính phủ có trong ngân hàng Citigroup Inc. vào cuối năm nay và cũng thu hồi phần vốn trong General Motors Co. sau khi tập đoàn này chào bán cổ phiếu công chúng lần đầu vào cuối năm nay hoặc đầu 2011./.
Số kinh phí trên thấp hơn 11,4 tỷ USD so với dự báo đưa ra hồi tháng Hai và đặc biệt là thấp hơn 236 tỷ USD so với dự báo hồi tháng 8/2009.
Trong phiên điều trần trước Nhóm Giám sát của Quốc hội, Bộ trưởng Geithner cho biết mức chi cho chương trình TARP tiếp tục giảm nhờ kinh tế đang phục hồi, góp phần giảm thâm hụt ngân sách.
Ông khẳng định mục tiêu chính của kế hoạch cứu trợ đã được đáp ứng và kế hoạch này "đóng vai trò chủ chốt" trong việc nới lỏng điều kiện tín dụng.
Ông Geithner nói: "Các điều kiện tín dụng nói chung, vốn là nhân tố đẩy nước Mỹ chìm sâu vào cuộc suy thoái nghiêm trọng trong năm 2007, không còn là vật cản đối với sự phát triển kinh tế. Các công ty đang hút tiền vào thị trường vốn và đang xây dựng các quỹ dự trữ tiền mặt quy mô kỷ lục, giúp đầu tư trở lại vào nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng."
Theo ông, kinh tế Mỹ vẫn đang trong giai đoạn khó khăn nhưng do chính phủ đã tiến hành những hành động phù hợp nên hệ thống tài chính đã và đang đi vào ổn định và tăng trưởng kinh tế đang phục hồi.
Ông cho rằng chính quyền của Tổng thống Barrack Obama "đang đi đúng hướng trong việc giảm chi phí của TARP" và các khoản vay thực hiện trong khuôn khổ chương trình này sẽ hết hạn vào tháng 10 tới.
Ông Geithner cho biết tới nay Bộ Tài chính Mỹ đã giải ngân 386 tỷ USD trong tổng số 700 tỷ USD mà Quốc hội phê chuẩn cho chương trình TARP và các đơn vị nhận cứu trợ đã hoàn trả cho chương trình 194 tỷ USD.
Ngoài ra, người đóng thuế đã nhận được khoảng 24 tỷ USD từ khoản lãi suất, cổ tức, việc trả lại tiền cứu trợ trước thời hạn và tiền thu được từ việc bán lại các chứng quyền. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng không phải tất cả các khoản tiền đầu tư từ chương trình TARP đều mang lại lợi nhuận.
Ông cho biết khoản tiền đầu tư vào công ty bảo hiểm AIG (American International Group Inc.) và vào công ty GMAC (trước đây là chi nhánh tài chính của hãng chê tạo ôtô General Motors Corp.) có thể phải chịu lỗ nhưng mức thiệt hại sẽ thấp hơn so với mức dự báo của năm ngoái.
Ông Geithner cũng thông báo với nhóm giám sát chương trình TARP rằng chính phủ sẽ hoàn trả hàng trăm tỷ USD không cần phải sử dụng cho chương trình TARP để hạn chế mức nợ trong tương lai cũng như tạo thêm nguồn tài chính bổ sung cho các nhu cầu dài hạn khác của đất nước.
Ông cho biết Bộ Tài chính có kế hoạch bán nốt phần vốn của chính phủ có trong ngân hàng Citigroup Inc. vào cuối năm nay và cũng thu hồi phần vốn trong General Motors Co. sau khi tập đoàn này chào bán cổ phiếu công chúng lần đầu vào cuối năm nay hoặc đầu 2011./.
Kim Yến (TTXVN/Vietnam+)