Với 69 phiếu thuận và 30 phiếu chống, Thượng viện Mỹ ngày 1/11 đã thông qua khoản chi ngân sách trị giá 182 tỷ USD cho một số cơ quan của chính phủ đến hết tháng 9/2012, mở đường cho việc đạt được một thỏa thuận về ngân sách với Hạ viện cũng như tránh được nguy cơ hoạt động của chính phủ bị tê liệt do thiếu tiền.
Nằm trong diện được cấp ngân sách là những cơ quan thuộc các ngành nông nghiệp, tư pháp, giao thông và nhà ở. Dự luật được thông qua lần này đã gộp 3 trong tổng số 12 dự luật mà Quốc hội Mỹ đáng lẽ phải xem xét thông qua trước khi năm tài khóa 2011 kết thúc vào ngày 30/9 vừa qua.
Do không đạt được thỏa thuận với Hạ viện và để có thêm thời gian, Thượng viện phải tiếp tục các cuộc thương lượng về một nghị quyết gia hạn các chính sách chi tiêu cho đến ngày 8/11.
Trong năm nay, Chính phủ Mỹ đã nhiều lần mấp mé bờ vực phải ngừng hoạt động vì thiếu tiền do mâu thuẫn giữa các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa tại hai viện quốc hội. Hiện uy tín của Quốc hội Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục, với tỷ lệ ủng hộ của người dân đã xuống dưới 10%.
Nhằm đảm bảo không bị mất tập trung vào công việc của "siêu ủy ban" có nhiệm vụ đưa ra các khoản cắt giảm ngân sách trong nhiều năm tới, các lãnh đạo của hai đảng ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều tỏ thái độ tích cực để tránh lặp lại nguy cơ chính phủ phá sản.
Lãnh đạo hai đảng đã đề ra một kế hoạch khá phức tạp, theo đó, các nghị sĩ cả hai bên sẽ phải nhanh chóng đạt thỏa thuận về các ưu tiên chi ngân sách và thông qua một nghị quyết cho phép các cơ quan của chính phủ tiếp tục sử dụng chính sách chi ngân sách của năm trước cho đến tháng 12/2011. Dự kiến vào trung tuần tháng 11 này, Quốc hội Mỹ sẽ bỏ phiếu tiếp để thông qua ngân sách trong năm tới cho một số cơ quan, trong khi tiếp tục thảo luận cho các cơ quan còn lại.
Tháng 8 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã thông qua việc nâng mức trần nợ công nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ cho chính phủ. Các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa hy vọng thỏa thuận tổng thể này sẽ tạo thuận lợi hơn cho các cuộc thảo luận về ngân sách sau này. Tuy nhiên, một số hạ nghị sĩ Cộng hòa đe dọa sẽ phản đối bất cứ dự luật chi tiêu nào không cắt giảm thêm ngân sách./.
Nằm trong diện được cấp ngân sách là những cơ quan thuộc các ngành nông nghiệp, tư pháp, giao thông và nhà ở. Dự luật được thông qua lần này đã gộp 3 trong tổng số 12 dự luật mà Quốc hội Mỹ đáng lẽ phải xem xét thông qua trước khi năm tài khóa 2011 kết thúc vào ngày 30/9 vừa qua.
Do không đạt được thỏa thuận với Hạ viện và để có thêm thời gian, Thượng viện phải tiếp tục các cuộc thương lượng về một nghị quyết gia hạn các chính sách chi tiêu cho đến ngày 8/11.
Trong năm nay, Chính phủ Mỹ đã nhiều lần mấp mé bờ vực phải ngừng hoạt động vì thiếu tiền do mâu thuẫn giữa các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa tại hai viện quốc hội. Hiện uy tín của Quốc hội Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục, với tỷ lệ ủng hộ của người dân đã xuống dưới 10%.
Nhằm đảm bảo không bị mất tập trung vào công việc của "siêu ủy ban" có nhiệm vụ đưa ra các khoản cắt giảm ngân sách trong nhiều năm tới, các lãnh đạo của hai đảng ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều tỏ thái độ tích cực để tránh lặp lại nguy cơ chính phủ phá sản.
Lãnh đạo hai đảng đã đề ra một kế hoạch khá phức tạp, theo đó, các nghị sĩ cả hai bên sẽ phải nhanh chóng đạt thỏa thuận về các ưu tiên chi ngân sách và thông qua một nghị quyết cho phép các cơ quan của chính phủ tiếp tục sử dụng chính sách chi ngân sách của năm trước cho đến tháng 12/2011. Dự kiến vào trung tuần tháng 11 này, Quốc hội Mỹ sẽ bỏ phiếu tiếp để thông qua ngân sách trong năm tới cho một số cơ quan, trong khi tiếp tục thảo luận cho các cơ quan còn lại.
Tháng 8 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã thông qua việc nâng mức trần nợ công nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ cho chính phủ. Các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa hy vọng thỏa thuận tổng thể này sẽ tạo thuận lợi hơn cho các cuộc thảo luận về ngân sách sau này. Tuy nhiên, một số hạ nghị sĩ Cộng hòa đe dọa sẽ phản đối bất cứ dự luật chi tiêu nào không cắt giảm thêm ngân sách./.
(TTXVN/Vietnam+)