Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, trong một chiến dịch lớn tổ chức ở phía Tây nước Mỹ, hơn 578.000 cây cần sa, trị giá hơn 1 tỷ USD, đã bị nhổ khỏi các bãi trồng trong rừng và công viên quốc gia.
Chiến dịch kéo dài hai tháng của lực lượng cảnh sát, vốn bắt đầu từ ngày 1/7 tại bảy bang là California, Arizona, Idaho, Nevada, Oregon, Utah và Washington, đã nằm dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý rừng và chống ma túy Mỹ.
"Cảnh sát liên bang và cảnh sát địa phương ở bảy bang đã triệt hạ hơn 578.000 cây cần sa khỏi đất công. Cơ quan Phòng chống Ma túy Mỹ (DEA) ước tính giá trị lô cần sa rơi vào khoảng 1 tỷ USD" - Bộ Tư pháp nói.
Phần lớn các cây cần sa được phát hiện ở California, nơi có ít nhất 484.000 cây cần sa bị thu hồi trên 96 cánh đồng.
Bộ Tư pháp nói rằng một lượng lớn rác rưởi, hàng cây số ống dẫn nước tưới tiêu, rất nhiều phân bón và thuốc trừ sâu đã được đưa đi khỏi các vùng đất công. Ngoài ra, còn tìm thấy cả vũ khí.
14 người đã bị bắt và bị khởi tố tại California vì có liên quan tới các cánh đồng trồng cần sa. Tuy nhiên các cánh rừng và công viên quốc gia ở Mỹ vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tác động của tình trạng trồng cần sa lậu, rất lâu sau khi cần sa đã được thu hoạch.
Những kẻ trồng cần sa thường phá bỏ các loại cây tự nhiên để có chỗ trồng cần sa. Chúng cũng đốn hạ cây để ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới các cánh đồng và dẫn nước ra khỏi các dòng chảy thông thường để tưới tiêu./.
Chiến dịch kéo dài hai tháng của lực lượng cảnh sát, vốn bắt đầu từ ngày 1/7 tại bảy bang là California, Arizona, Idaho, Nevada, Oregon, Utah và Washington, đã nằm dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý rừng và chống ma túy Mỹ.
"Cảnh sát liên bang và cảnh sát địa phương ở bảy bang đã triệt hạ hơn 578.000 cây cần sa khỏi đất công. Cơ quan Phòng chống Ma túy Mỹ (DEA) ước tính giá trị lô cần sa rơi vào khoảng 1 tỷ USD" - Bộ Tư pháp nói.
Phần lớn các cây cần sa được phát hiện ở California, nơi có ít nhất 484.000 cây cần sa bị thu hồi trên 96 cánh đồng.
Bộ Tư pháp nói rằng một lượng lớn rác rưởi, hàng cây số ống dẫn nước tưới tiêu, rất nhiều phân bón và thuốc trừ sâu đã được đưa đi khỏi các vùng đất công. Ngoài ra, còn tìm thấy cả vũ khí.
14 người đã bị bắt và bị khởi tố tại California vì có liên quan tới các cánh đồng trồng cần sa. Tuy nhiên các cánh rừng và công viên quốc gia ở Mỹ vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tác động của tình trạng trồng cần sa lậu, rất lâu sau khi cần sa đã được thu hoạch.
Những kẻ trồng cần sa thường phá bỏ các loại cây tự nhiên để có chỗ trồng cần sa. Chúng cũng đốn hạ cây để ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới các cánh đồng và dẫn nước ra khỏi các dòng chảy thông thường để tưới tiêu./.
Linh Vũ (Vietnam+)