Với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội một huyện, thế nhưng thị trấn Mỹ Lộc của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định sau gần 10 năm thành lập vẫn chưa có các hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, theo tiêu chí của một đô thị loại V.
Đặc biệt, 100% con em của thị trấn vẫn phải đi học nhờ các xã khác vì nơi đây chưa có trường học.
Sau nhiều lần chia tách, tái nhập từ tỉnh Hà Nam Ninh đến Nam Hà, rồi thuộc tỉnh Nam Định ngày nay, huyện Mỹ Lộc được tái lập trên cơ sở tách từ thành phố Nam Định vào năm 1997. Việc thành lập một thị trấn làm trung tâm huyện lị là ước vọng chính đáng của cán bộ và nhân dân huyện Mỹ Lộc.
Từ nguyện vọng đó, UBND huyện Mỹ Lộc và UBND tỉnh Nam Định đã lập và trình đề án, hồ sơ để Chính phủ ra Nghị định số 137/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 về việc thành lập thị trấn Mỹ Lộc.
Theo đó, thị trấn Mỹ Lộc được thành lập trên cơ sở năm xóm của xã Mỹ Hưng (với 221,71ha diện tích đất tự nhiên và 2.256 nhân khẩu), ba xóm của xã Mỹ Thịnh (177,14ha diện tích tự nhiên và 1.587 nhân khẩu) và một xóm của xã Mỹ Thành (hơn 70ha diện tích tự nhiên và hơn 500 nhân khẩu).
Thị trấn Mỹ Lộc được phân loại là đô thị loại V, với tổng diện tích tự nhiên gần 470ha và 4.880 nhân khẩu (hiện gần 5.200 nhân khẩu). Thời điểm đó, tâm lý người dân rất phấn khởi, hy vọng vì khi được lên làm công dân thị trấn thì sẽ được đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng xứng với đô thị.
Thế nhưng, sau hơn chín năm thị trấn được thành lập, mọi ước vọng của họ đều không được đáp ứng. Hầu hết các cơ sở hạ tầng cho một đô thị loại V đến nay không có. Điều đặc biệt nhất là, trong bối cảnh Nam Định nhiều năm qua liên tục nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc về giáo dục, song con em ở thị trấn Mỹ Lộc không có trường, phải đi học nhờ các xã bên.
Ông Lê Đình Minh, Chủ tịch UBND thị trấn Mỹ Lộc thừa nhận, thị trấn hiện không có trường tiểu học và trung học cơ sở nên con em thuộc xã nào thì vẫn về xã đó học như thời điểm chưa thành lập thị trấn.
Năm học 2012-2013, tất cả 342 học sinh trung học cơ sở và 312 học sinh tiểu học của thị trấn đều học nhờ ở sáu trường tiểu học và trung học cơ sở của các xã Mỹ Thịnh, Mỹ Thành và Mỹ Hưng.
Thầy Hoàng Thanh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Mỹ Thịnh cho biết, hiện nay có 70 cháu của thị trấn đang theo học tại trường, chiếm đáng kể trong tổng số 258 học sinh của trường. Số học sinh này trước kia là con em các xóm thuộc xã Mỹ Thịnh tách ra để thành lập thị trấn Mỹ Lộc, nhưng vì thị trấn chưa có trường trung học cơ sở nên các cháu vẫn phải đi học nhờ xã cũ.
Ông Lê Đình Minh cho biết thêm, lúc mới thành lập, thị trấn vấp phải muôn vàn khó khăn. Trụ sở làm việc của UBND thị trấn đến năm 2006 mới được xây dựng. Trạm y tế thị trấn thời kỳ đầu còn phải đi thuê để hoạt động, mãi tới năm 2009 mới được xây dựng, kinh phí vẫn còn nợ nửa tỷ đồng. Còn việc xây trường rất khó vì địa phương không có nguồn lực, huyện đã hứa nhưng bản thân huyện cũng không có kinh phí.
Việc không có trường đã gây tâm lý nặng nề cho người dân cũng như gây khó khăn, bất cập cho thị trấn trong công tác khuyến học. Bên cạnh đó, các trường của Mỹ Thành, Mỹ Hưng và Mỹ Thịnh cũng đang "kêu ca" vì họ phải gánh thêm học sinh cho thị trấn mà không được đầu tư thêm.
Điều đáng nói là khi làm báo cáo tổng kết năm về phổ cập giáo dục hay hoạt động khuyến học, thị trấn Mỹ Lộc không còn cách nào khác buộc phải "lập khống" một trường trung học cơ sở với số học sinh thực tế của địa phương, đồng thời nhờ Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Mỹ Thịnh đứng tên hiệu trưởng của trường.
Năm 2005, UBND thị trấn Mỹ Lộc đã làm tờ trình xin đầu tư cơ sở hạ tầng trường học, nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa trả lời. Qua các kỳ họp HĐND tỉnh, cử tri thị trấn nhiều lần kiến nghị, song mọi sự vẫn rơi vào quên lãng.
Ngoài việc thiếu trường học, thị trấn Mỹ Lộc cũng không đáp ứng các tiêu chí của một đô thị loại V. Đến nay, sau hơn chín năm thành lập, thị trấn không có bưu điện, nhà văn hóa trung tâm, chợ hay trung tâm thương mại-dịch vụ của riêng thị trấn.
Bên cạnh đó, theo quy định, đô thị loại V phải có lực lượng lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%, tức lực lượng lao động trong nông nghiệp chỉ tối đa 35%. Thế nhưng, lực lượng lao động này của thị trấn Mỹ Lộc chỉ ở mức 35-40%, còn lại là làm nông nghiệp.
Về việc thành lập, phân loại và cấp quản lý đô thị, Chính phủ đã ban hành các quy định rất rõ, cụ thể là Nghị Định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 về việc phân loại đô thị và Nghị định 62/2011/NĐ-CP ngày 26/07/2011 về thành lập thành phố, thị xã, quận, phường, thị trấn, cùng với một số quy định trước đó.
Thời điểm thị trấn Mỹ Lộc thành lập chưa có Nghị Định 42/2009/NĐ-CP và Nghị định 62/2011/NĐ-CP, nhưng việc lập đề án phải chiểu theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
Theo Điều 5 và 13 của Nghị định này, đô thị (loại V) thành lập mới phải đảm bảo các tiêu chuẩn như có chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, chính trị, kinh tế, văn hóa và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh...
Như vậy, đối chiếu các quy định của Nghị định 72/2001/NĐ-CP thì thị trấn Mỹ Lộc không đủ các tiêu chí cần thiết để được thành lập vào thời điểm đó. Dư luận đang đặt câu hỏi trước thực trạng một thị trấn có quá nhiều cái "không" như vậy./.
Đặc biệt, 100% con em của thị trấn vẫn phải đi học nhờ các xã khác vì nơi đây chưa có trường học.
Sau nhiều lần chia tách, tái nhập từ tỉnh Hà Nam Ninh đến Nam Hà, rồi thuộc tỉnh Nam Định ngày nay, huyện Mỹ Lộc được tái lập trên cơ sở tách từ thành phố Nam Định vào năm 1997. Việc thành lập một thị trấn làm trung tâm huyện lị là ước vọng chính đáng của cán bộ và nhân dân huyện Mỹ Lộc.
Từ nguyện vọng đó, UBND huyện Mỹ Lộc và UBND tỉnh Nam Định đã lập và trình đề án, hồ sơ để Chính phủ ra Nghị định số 137/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 về việc thành lập thị trấn Mỹ Lộc.
Theo đó, thị trấn Mỹ Lộc được thành lập trên cơ sở năm xóm của xã Mỹ Hưng (với 221,71ha diện tích đất tự nhiên và 2.256 nhân khẩu), ba xóm của xã Mỹ Thịnh (177,14ha diện tích tự nhiên và 1.587 nhân khẩu) và một xóm của xã Mỹ Thành (hơn 70ha diện tích tự nhiên và hơn 500 nhân khẩu).
Thị trấn Mỹ Lộc được phân loại là đô thị loại V, với tổng diện tích tự nhiên gần 470ha và 4.880 nhân khẩu (hiện gần 5.200 nhân khẩu). Thời điểm đó, tâm lý người dân rất phấn khởi, hy vọng vì khi được lên làm công dân thị trấn thì sẽ được đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng xứng với đô thị.
Thế nhưng, sau hơn chín năm thị trấn được thành lập, mọi ước vọng của họ đều không được đáp ứng. Hầu hết các cơ sở hạ tầng cho một đô thị loại V đến nay không có. Điều đặc biệt nhất là, trong bối cảnh Nam Định nhiều năm qua liên tục nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc về giáo dục, song con em ở thị trấn Mỹ Lộc không có trường, phải đi học nhờ các xã bên.
Ông Lê Đình Minh, Chủ tịch UBND thị trấn Mỹ Lộc thừa nhận, thị trấn hiện không có trường tiểu học và trung học cơ sở nên con em thuộc xã nào thì vẫn về xã đó học như thời điểm chưa thành lập thị trấn.
Năm học 2012-2013, tất cả 342 học sinh trung học cơ sở và 312 học sinh tiểu học của thị trấn đều học nhờ ở sáu trường tiểu học và trung học cơ sở của các xã Mỹ Thịnh, Mỹ Thành và Mỹ Hưng.
Thầy Hoàng Thanh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Mỹ Thịnh cho biết, hiện nay có 70 cháu của thị trấn đang theo học tại trường, chiếm đáng kể trong tổng số 258 học sinh của trường. Số học sinh này trước kia là con em các xóm thuộc xã Mỹ Thịnh tách ra để thành lập thị trấn Mỹ Lộc, nhưng vì thị trấn chưa có trường trung học cơ sở nên các cháu vẫn phải đi học nhờ xã cũ.
Ông Lê Đình Minh cho biết thêm, lúc mới thành lập, thị trấn vấp phải muôn vàn khó khăn. Trụ sở làm việc của UBND thị trấn đến năm 2006 mới được xây dựng. Trạm y tế thị trấn thời kỳ đầu còn phải đi thuê để hoạt động, mãi tới năm 2009 mới được xây dựng, kinh phí vẫn còn nợ nửa tỷ đồng. Còn việc xây trường rất khó vì địa phương không có nguồn lực, huyện đã hứa nhưng bản thân huyện cũng không có kinh phí.
Việc không có trường đã gây tâm lý nặng nề cho người dân cũng như gây khó khăn, bất cập cho thị trấn trong công tác khuyến học. Bên cạnh đó, các trường của Mỹ Thành, Mỹ Hưng và Mỹ Thịnh cũng đang "kêu ca" vì họ phải gánh thêm học sinh cho thị trấn mà không được đầu tư thêm.
Điều đáng nói là khi làm báo cáo tổng kết năm về phổ cập giáo dục hay hoạt động khuyến học, thị trấn Mỹ Lộc không còn cách nào khác buộc phải "lập khống" một trường trung học cơ sở với số học sinh thực tế của địa phương, đồng thời nhờ Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Mỹ Thịnh đứng tên hiệu trưởng của trường.
Năm 2005, UBND thị trấn Mỹ Lộc đã làm tờ trình xin đầu tư cơ sở hạ tầng trường học, nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa trả lời. Qua các kỳ họp HĐND tỉnh, cử tri thị trấn nhiều lần kiến nghị, song mọi sự vẫn rơi vào quên lãng.
Ngoài việc thiếu trường học, thị trấn Mỹ Lộc cũng không đáp ứng các tiêu chí của một đô thị loại V. Đến nay, sau hơn chín năm thành lập, thị trấn không có bưu điện, nhà văn hóa trung tâm, chợ hay trung tâm thương mại-dịch vụ của riêng thị trấn.
Bên cạnh đó, theo quy định, đô thị loại V phải có lực lượng lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%, tức lực lượng lao động trong nông nghiệp chỉ tối đa 35%. Thế nhưng, lực lượng lao động này của thị trấn Mỹ Lộc chỉ ở mức 35-40%, còn lại là làm nông nghiệp.
Về việc thành lập, phân loại và cấp quản lý đô thị, Chính phủ đã ban hành các quy định rất rõ, cụ thể là Nghị Định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 về việc phân loại đô thị và Nghị định 62/2011/NĐ-CP ngày 26/07/2011 về thành lập thành phố, thị xã, quận, phường, thị trấn, cùng với một số quy định trước đó.
Thời điểm thị trấn Mỹ Lộc thành lập chưa có Nghị Định 42/2009/NĐ-CP và Nghị định 62/2011/NĐ-CP, nhưng việc lập đề án phải chiểu theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
Theo Điều 5 và 13 của Nghị định này, đô thị (loại V) thành lập mới phải đảm bảo các tiêu chuẩn như có chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, chính trị, kinh tế, văn hóa và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh...
Như vậy, đối chiếu các quy định của Nghị định 72/2001/NĐ-CP thì thị trấn Mỹ Lộc không đủ các tiêu chí cần thiết để được thành lập vào thời điểm đó. Dư luận đang đặt câu hỏi trước thực trạng một thị trấn có quá nhiều cái "không" như vậy./.
Nguyễn Sinh (TTXVN)