Theo nghiên cứu chung của 14 cơ quan thuộc Liên hợp quốc, khu vực Mỹ Latinh và Caribe vừa công bố, mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong bảo vệ môi trường nhưng các vấn đề môi trường như nạn phá rừng và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng nhanh đang cản trở khu vực này thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là những mục tiêu về sự bền vững của môi trường khu vực.
Nghiên cứu cho thấy, từ năm 1990 đến 2005, tổng diện tích được bảo vệ ở Mỹ Latinh và Caribe tăng 120%, lượng tiêu thụ chất phá hủy tầng ozon giảm 85%, số người được sử dụng nước sạch và các điều kiện vệ sinh cơ bản đã tăng lần lượt là 10 và 17%. Tuy nhiên, 100 triệu người dân ở khu vực này vẫn sống trong các điều kiện không thể chấp nhận được.
Nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu khẩn cấp cần thu thập các dữ liệu để đánh giá tình trạng nghiêm trọng về nguồn hải sản, nguồn nước và các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là nạn phá rừng nghiêm trọng và lượng khí thải CO2 tiếp tục tăng cao.
Tỷ lệ phá rừng trong khu vực cao gấp đôi so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Từ năm 1990 đến 2005, diện tích rừng che phủ trong khu vực giảm 7%, tương đương gần 70 triệu hécta rừng bị tàn phá, trong đó 80% diễn ra ở Nam Mỹ, đặc biệt là rừng Amazon.
Cũng trong thời gian này, lượng khí CO2 thải vào khí quyển tăng 41%, lượng khí thải do phá rừng và thay đổi mục đích sử dụng đất ở khu vực trên chiếm tới hơn 48% lượng khí thải toàn cầu.
Các cơ quan tham gia nghiên cứu trên, trong đó có các cơ quan chủ chốt của Liên hợp quốc như Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO)... đã kêu gọi khu vực Mỹ Latinh và Caribe phát triển bền vững về môi trường, theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế xã hội có tính đến những thách thức mới về biến đổi khí hậu và mô hình tăng trưởng mới có giá trị bổ sung cao./.
Nghiên cứu cho thấy, từ năm 1990 đến 2005, tổng diện tích được bảo vệ ở Mỹ Latinh và Caribe tăng 120%, lượng tiêu thụ chất phá hủy tầng ozon giảm 85%, số người được sử dụng nước sạch và các điều kiện vệ sinh cơ bản đã tăng lần lượt là 10 và 17%. Tuy nhiên, 100 triệu người dân ở khu vực này vẫn sống trong các điều kiện không thể chấp nhận được.
Nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu khẩn cấp cần thu thập các dữ liệu để đánh giá tình trạng nghiêm trọng về nguồn hải sản, nguồn nước và các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là nạn phá rừng nghiêm trọng và lượng khí thải CO2 tiếp tục tăng cao.
Tỷ lệ phá rừng trong khu vực cao gấp đôi so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Từ năm 1990 đến 2005, diện tích rừng che phủ trong khu vực giảm 7%, tương đương gần 70 triệu hécta rừng bị tàn phá, trong đó 80% diễn ra ở Nam Mỹ, đặc biệt là rừng Amazon.
Cũng trong thời gian này, lượng khí CO2 thải vào khí quyển tăng 41%, lượng khí thải do phá rừng và thay đổi mục đích sử dụng đất ở khu vực trên chiếm tới hơn 48% lượng khí thải toàn cầu.
Các cơ quan tham gia nghiên cứu trên, trong đó có các cơ quan chủ chốt của Liên hợp quốc như Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO)... đã kêu gọi khu vực Mỹ Latinh và Caribe phát triển bền vững về môi trường, theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế xã hội có tính đến những thách thức mới về biến đổi khí hậu và mô hình tăng trưởng mới có giá trị bổ sung cao./.
(TTXVN/Vietnam+)