Chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc (LHQ) về phát triển bền vững (Rio+20), ngày 8/9, tại thủ đô Santiago của Chile, Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) đã tổ chức hội nghị trù bị với sự tham gia của đại diện chính phủ 28 nước trong khu vực, các chuyên gia kinh tế quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhằm thống nhất lập trường chung toàn khu vực về phát triển bền vững.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đồng thời là Thư ký chấp hành ECLAC Alicia Barcena nhấn mạnh Hội nghị Santiago là cơ hội để xem xét chương trình nghị sự của các nước đang phát triển dựa trên sự phát triển bền vững và công bằng xã hội.
Một chương trình nghị sự phát triển cân bằng hơn cần bao gồm cả lợi ích của các nước phát triển nhưng trước hết phải tính đến lợi ích của các nước đang phát triển, tôn trọng chủ nghĩa đa phương thực sự và có hiệu quả để đảm bảo lợi ích chung toàn cầu như hòa bình, ổn định tài chính, bảo vệ chống dịch bệnh và an ninh khí hậu trong khuôn khổ trách nhiệm chung.
20 cơ quan của Liên hợp quốc và khu vực Mỹ Latinh đã tham gia soạn thảo văn kiện về phát triển bền vững ở Mỹ Latinh và Caribe kể từ 20 năm sau Hội nghị cấp cao Trái Đất năm 1992, trong đó nhấn mạnh những tiến bộ và những khoảng cách còn tồn tại trong thực hiện các cam kết phát triển bền vững.
Trong 20 năm qua, mặc dù Mỹ Latinh và Caribe đã thành công trong giảm số người đói nghèo cũng như bất bình đẳng trong thu nhập, tăng chỉ số phát triển con người (HDI)... nhưng những thành tựu này chỉ là khởi đầu mang tính tương đối.
Số người đói nghèo trong khu vực vẫn cao với 180 triệu người năm 2010, khoảng cách phát triển với các nước phát triển không được thu hẹp. 100 triệu người trong khu vực vẫn phải sống ở các khu ổ chuột và không được tiếp cận các dịch vụ căn bản và không được chăm sóc y tế thích hợp. Biến đổi khí hậu cũng đang là thách thức mới đối với toàn khu vực.
Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) là cơ hội để các nước trên toàn cầu xem xét và thúc đẩy các biện pháp và đạt được thỏa thuận mô hình phát triển mới, đáp ứng nhu cầu của thế giới đương đại mà không phải hy sinh các nguồn tài nguyên và lợi ích của các thế hệ tương lai.
Hội nghị khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã xem xét và thống nhất các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược, trong đó nhấn mạnh nhu cầu định hướng các chính sách về bảo vệ xã hội, giảm nguy cơ đối với an ninh và an toàn của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống với các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường cũng như hiệu quả xã hội và môi trường của các quyết định kinh tế, xây dựng các chính sách trên cơ sở cải tổ và sự tham gia rộng rãi của nhân dân, tăng cường giáo dục, khoa học công nghệ để phát huy nguồn vốn con người cho phát triển bền vững./.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đồng thời là Thư ký chấp hành ECLAC Alicia Barcena nhấn mạnh Hội nghị Santiago là cơ hội để xem xét chương trình nghị sự của các nước đang phát triển dựa trên sự phát triển bền vững và công bằng xã hội.
Một chương trình nghị sự phát triển cân bằng hơn cần bao gồm cả lợi ích của các nước phát triển nhưng trước hết phải tính đến lợi ích của các nước đang phát triển, tôn trọng chủ nghĩa đa phương thực sự và có hiệu quả để đảm bảo lợi ích chung toàn cầu như hòa bình, ổn định tài chính, bảo vệ chống dịch bệnh và an ninh khí hậu trong khuôn khổ trách nhiệm chung.
20 cơ quan của Liên hợp quốc và khu vực Mỹ Latinh đã tham gia soạn thảo văn kiện về phát triển bền vững ở Mỹ Latinh và Caribe kể từ 20 năm sau Hội nghị cấp cao Trái Đất năm 1992, trong đó nhấn mạnh những tiến bộ và những khoảng cách còn tồn tại trong thực hiện các cam kết phát triển bền vững.
Trong 20 năm qua, mặc dù Mỹ Latinh và Caribe đã thành công trong giảm số người đói nghèo cũng như bất bình đẳng trong thu nhập, tăng chỉ số phát triển con người (HDI)... nhưng những thành tựu này chỉ là khởi đầu mang tính tương đối.
Số người đói nghèo trong khu vực vẫn cao với 180 triệu người năm 2010, khoảng cách phát triển với các nước phát triển không được thu hẹp. 100 triệu người trong khu vực vẫn phải sống ở các khu ổ chuột và không được tiếp cận các dịch vụ căn bản và không được chăm sóc y tế thích hợp. Biến đổi khí hậu cũng đang là thách thức mới đối với toàn khu vực.
Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) là cơ hội để các nước trên toàn cầu xem xét và thúc đẩy các biện pháp và đạt được thỏa thuận mô hình phát triển mới, đáp ứng nhu cầu của thế giới đương đại mà không phải hy sinh các nguồn tài nguyên và lợi ích của các thế hệ tương lai.
Hội nghị khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã xem xét và thống nhất các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược, trong đó nhấn mạnh nhu cầu định hướng các chính sách về bảo vệ xã hội, giảm nguy cơ đối với an ninh và an toàn của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống với các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường cũng như hiệu quả xã hội và môi trường của các quyết định kinh tế, xây dựng các chính sách trên cơ sở cải tổ và sự tham gia rộng rãi của nhân dân, tăng cường giáo dục, khoa học công nghệ để phát huy nguồn vốn con người cho phát triển bền vững./.
(TTXVN/Vietnam+)