Ngày 16/7, một nhóm gồm 19 tổ chức vận động chính trị và tôn giáo ở Mỹ đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ về tính hợp pháp của việc theo dõi các dữ liệu cuộc gọi và thư điện tử của công dân Mỹ trên mạng Internet.
Tổ chức Electronic Freedom Foundation chuyên vận động cho quyền sử dụng không gian kỹ thuật số đã thay mặt cho 19 tổ chức trên nộp đơn kiện lên tòa án. Đơn kiện nêu rõ hoạt động do thám bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) là chương trình theo dõi bất hợp pháp và vi hiến.
Đây là vụ kiện thứ sáu nhằm vào chính phủ Mỹ kể từ khi cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden tiết lộ nhiều thông tin về chương trình giám sát bí mật của NSA. Các đơn kiện đều nhằm mục đích yêu cầu chính phủ Mỹ phải chấm dứt ngay các hành động thu thập dữ liệu cuộc thoại và Internet trên diện rộng.
Cùng ngày, Tập đoàn phần mềm Microsoft cũng đã gửi đơn lên Tổng chưởng lý đề nghị được công bố rộng rãi về cách thức cung cấp thông tin khách hàng theo đề nghị của NSA. Trong đơn, "đại gia" phần mềm lớn nhất thế giới nói rõ, việc công bố sẽ giúp Microsoft cải chính những thông tin sai lệch được báo chí đăng tải tuần trước, trong đó nói rằng Microsoft cho phép các cơ quan an ninh Mỹ tiếp cận trực tiếp các tin nhắn, dữ liệu và thư điện tử của khách hàng.
[Công ty Mỹ kiện chính phủ sau tiết lộ của Snowden]
Cũng trong ngày 16/7, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách lĩnh vực tài chính Michel Barnier yêu cầu chính phủ Mỹ giải thích rõ ràng về chương trình do thám nhằm vào các đồng minh châu Âu. Ông Barnier cho rằng hành động này của Mỹ đã làm sói mòn lòng tin của châu Âu trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực thúc đẩy hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TIPP).
Bên cạnh áp lực từ các vụ kiện và yêu cầu của các tập đoàn, tổ chức, chính phủ của Tổng thống Barack Obama cũng đang đứng trước sức ép rất lớn từ nhiều nghị sỹ Quốc hội và những rủi ro tiềm ẩn liên quan tới an ninh quốc gia. Trong tuyên bố mới nhất ngày 16/7, chính quyền Obama đã buộc phải tiếp tục hối thúc Nga và các nước trục xuất, dẫn độ Snowden về Mỹ để xét xử tội hoạt động gián điệp gây tổn hại nghiêm trọng an ninh quốc gia.
Phát biểu của người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố Snowden không phải là một nhà hoạt động nhân quyền, cũng không phải là một nhân vật bất đồng chính kiến, mà là đối tượng bị kết tội "tiết lộ các thông tin mật."
Hiện tại, chính phủ Mỹ và Nga thường xuyên liên lạc về nhiều vấn đề, trong đó có vụ Snowden. Tuy nhiên, ông Carney không nói rõ vụ việc này sẽ tác động như thế nào tới quan hệ Mỹ-Nga và Tổng thống Obama vẫn giữ kế hoạch sẽ tới Nga vào tháng Chín tới để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G-20).
Trước đó, Hạ nghị sỹ Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện, cũng kêu gọi chính quyền Obama gia tăng nỗ lực và sử dụng mọi áp lực, cả ngoại giao và kinh tế, để ép Nga bắt giữ Snowden. Vị nghị sỹ đảng Cộng hòa này cho rằng vụ Snowden đang trở thành "một phép thử" đối với chính sách ngoại giao của chính quyền Obama.
Trong khi đó, một nguồn tin từ Cơ quan Di trú Liên bang Nga (FMS) cho biết Snowden sẽ được cấp giấy chứng nhận lưu lại Nga trong thời gian cơ quan này xem xét đơn xin tị nạn tạm thời của cựu nhân viên tình báo, một quy trình dự kiến sẽ kéo dài ba tháng.
Trước đó, luật sư Anatoly Kucherena của Nga cho biết Snowden đã nộp đơn lên Sở nhập cư liên bang Nga và chính ông là người giúp Snowden làm các thủ tục giấy tờ cần thiết. Trong đơn xin tị nạn, Snowden nói rằng anh ta có thể phải đối mặt với tra tấn, thậm chí án tử hình, nếu bị dẫn độ về Mỹ.
Hiện tại, Snowden vẫn trú ẩn tại khu vực quá cảnh sân bay Sheremetyevo ở thủ đô Mátxcơva kể từ khi bí mật bay sang từ Hongkong (Trung Quốc) hôm 23/6. Cựu nhân viên tình báo này đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại 21 nước, nhưng chỉ có ba quốc gia Mỹ Latinh là Bolivia, Nicaragua và Venezuela tuyên bố có thể tiếp nhận. Tuy nhiên, Snowden lại chưa thể rời Nga vì trước đó đã bị chính phủ Mỹ vô hiệu hóa hộ chiếu./.
Tổ chức Electronic Freedom Foundation chuyên vận động cho quyền sử dụng không gian kỹ thuật số đã thay mặt cho 19 tổ chức trên nộp đơn kiện lên tòa án. Đơn kiện nêu rõ hoạt động do thám bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) là chương trình theo dõi bất hợp pháp và vi hiến.
Đây là vụ kiện thứ sáu nhằm vào chính phủ Mỹ kể từ khi cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden tiết lộ nhiều thông tin về chương trình giám sát bí mật của NSA. Các đơn kiện đều nhằm mục đích yêu cầu chính phủ Mỹ phải chấm dứt ngay các hành động thu thập dữ liệu cuộc thoại và Internet trên diện rộng.
Cùng ngày, Tập đoàn phần mềm Microsoft cũng đã gửi đơn lên Tổng chưởng lý đề nghị được công bố rộng rãi về cách thức cung cấp thông tin khách hàng theo đề nghị của NSA. Trong đơn, "đại gia" phần mềm lớn nhất thế giới nói rõ, việc công bố sẽ giúp Microsoft cải chính những thông tin sai lệch được báo chí đăng tải tuần trước, trong đó nói rằng Microsoft cho phép các cơ quan an ninh Mỹ tiếp cận trực tiếp các tin nhắn, dữ liệu và thư điện tử của khách hàng.
[Công ty Mỹ kiện chính phủ sau tiết lộ của Snowden]
Cũng trong ngày 16/7, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách lĩnh vực tài chính Michel Barnier yêu cầu chính phủ Mỹ giải thích rõ ràng về chương trình do thám nhằm vào các đồng minh châu Âu. Ông Barnier cho rằng hành động này của Mỹ đã làm sói mòn lòng tin của châu Âu trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực thúc đẩy hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TIPP).
Bên cạnh áp lực từ các vụ kiện và yêu cầu của các tập đoàn, tổ chức, chính phủ của Tổng thống Barack Obama cũng đang đứng trước sức ép rất lớn từ nhiều nghị sỹ Quốc hội và những rủi ro tiềm ẩn liên quan tới an ninh quốc gia. Trong tuyên bố mới nhất ngày 16/7, chính quyền Obama đã buộc phải tiếp tục hối thúc Nga và các nước trục xuất, dẫn độ Snowden về Mỹ để xét xử tội hoạt động gián điệp gây tổn hại nghiêm trọng an ninh quốc gia.
Phát biểu của người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố Snowden không phải là một nhà hoạt động nhân quyền, cũng không phải là một nhân vật bất đồng chính kiến, mà là đối tượng bị kết tội "tiết lộ các thông tin mật."
Hiện tại, chính phủ Mỹ và Nga thường xuyên liên lạc về nhiều vấn đề, trong đó có vụ Snowden. Tuy nhiên, ông Carney không nói rõ vụ việc này sẽ tác động như thế nào tới quan hệ Mỹ-Nga và Tổng thống Obama vẫn giữ kế hoạch sẽ tới Nga vào tháng Chín tới để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G-20).
Trước đó, Hạ nghị sỹ Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện, cũng kêu gọi chính quyền Obama gia tăng nỗ lực và sử dụng mọi áp lực, cả ngoại giao và kinh tế, để ép Nga bắt giữ Snowden. Vị nghị sỹ đảng Cộng hòa này cho rằng vụ Snowden đang trở thành "một phép thử" đối với chính sách ngoại giao của chính quyền Obama.
Trong khi đó, một nguồn tin từ Cơ quan Di trú Liên bang Nga (FMS) cho biết Snowden sẽ được cấp giấy chứng nhận lưu lại Nga trong thời gian cơ quan này xem xét đơn xin tị nạn tạm thời của cựu nhân viên tình báo, một quy trình dự kiến sẽ kéo dài ba tháng.
Trước đó, luật sư Anatoly Kucherena của Nga cho biết Snowden đã nộp đơn lên Sở nhập cư liên bang Nga và chính ông là người giúp Snowden làm các thủ tục giấy tờ cần thiết. Trong đơn xin tị nạn, Snowden nói rằng anh ta có thể phải đối mặt với tra tấn, thậm chí án tử hình, nếu bị dẫn độ về Mỹ.
Hiện tại, Snowden vẫn trú ẩn tại khu vực quá cảnh sân bay Sheremetyevo ở thủ đô Mátxcơva kể từ khi bí mật bay sang từ Hongkong (Trung Quốc) hôm 23/6. Cựu nhân viên tình báo này đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại 21 nước, nhưng chỉ có ba quốc gia Mỹ Latinh là Bolivia, Nicaragua và Venezuela tuyên bố có thể tiếp nhận. Tuy nhiên, Snowden lại chưa thể rời Nga vì trước đó đã bị chính phủ Mỹ vô hiệu hóa hộ chiếu./.
(TTXVN)