Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden ngày 10/5 bày tỏ sự lạc quan sau vòng đàm phán thứ hai với đảng Cộng hòa về vấn đề giảm thâm hụt ngân sách dài hạn, trong bối cảnh Nhà Trắng và Hạ viện đang tranh cãi về việc chính phủ tăng vay mượn để giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt.
Ông Biden cho biết cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa mới đây thu được ít kết quả cụ thể, song mỗi đảng đã thể hiện tinh thần thẳng thắn, chân thành, nêu bật các vấn đề và đàm phán một cách nghiêm túc. Nhân vật số hai của Nhà Trắng lạc quan cho rằng hai đảng đang đạt được tiến bộ thực sự.
Phe Cộng hòa yêu cầu phải cắt giảm chi tiêu mạnh hơn nữa, một điều kiện tiên quyết để họ có thể chấp thuận yêu cầu của Nhà Trắng về việc nâng nợ trần lên mức 14,29 nghìn tỷ USD - là mức nợ mà chính phủ dự kiến sẽ lên tới vào ngày 16/5. Nếu sau thời điểm này, mức nợ trần không được tăng lên, Bộ Tài chính Mỹ có thể sắp xếp lại các khoản thanh toán cho đến ngày 8/7 tới trước khi hết tiền mặt.
Sau thời hạn này, nếu mức nợ trần vẫn giữ nguyên, Chính phủ của Tổng thống Barack Obama có thể sẽ không trả được đúng hạn một số khoản nợ, một động thái có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Các cuộc đàm phán về nợ là phép thử mới nhất cho sự chung sống giữa đảng Dân chủ của Tổng thống Obama và đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện kể từ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2010.
Phe Cộng hòa cảnh báo nước Mỹ sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính lâu dài nếu nợ dài hạn tiếp tục phình to với tốc độ hiện nay, và nếu thâm hụt hàng năm, dự kiến lên đến mức 1,6 nghìn tỷ USD trong năm nay, không giảm bớt.
Phe Cộng hòa đề nghị cắt giảm chi tiêu hàng nghìn tỷ USD trong ngân sách chứ không chỉ dừng ở hàng tỷ USD. Tháng trước, Tổng thống Obama đã đề xuất cắt giảm 4.000 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong vòng 12 năm tới.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney ngày 10/5 cũng bày tỏ tin tưởng rằng Chính phủ và Quốc hội sẽ đạt được một thỏa thuận tài chính./.
Ông Biden cho biết cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa mới đây thu được ít kết quả cụ thể, song mỗi đảng đã thể hiện tinh thần thẳng thắn, chân thành, nêu bật các vấn đề và đàm phán một cách nghiêm túc. Nhân vật số hai của Nhà Trắng lạc quan cho rằng hai đảng đang đạt được tiến bộ thực sự.
Phe Cộng hòa yêu cầu phải cắt giảm chi tiêu mạnh hơn nữa, một điều kiện tiên quyết để họ có thể chấp thuận yêu cầu của Nhà Trắng về việc nâng nợ trần lên mức 14,29 nghìn tỷ USD - là mức nợ mà chính phủ dự kiến sẽ lên tới vào ngày 16/5. Nếu sau thời điểm này, mức nợ trần không được tăng lên, Bộ Tài chính Mỹ có thể sắp xếp lại các khoản thanh toán cho đến ngày 8/7 tới trước khi hết tiền mặt.
Sau thời hạn này, nếu mức nợ trần vẫn giữ nguyên, Chính phủ của Tổng thống Barack Obama có thể sẽ không trả được đúng hạn một số khoản nợ, một động thái có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Các cuộc đàm phán về nợ là phép thử mới nhất cho sự chung sống giữa đảng Dân chủ của Tổng thống Obama và đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện kể từ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2010.
Phe Cộng hòa cảnh báo nước Mỹ sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính lâu dài nếu nợ dài hạn tiếp tục phình to với tốc độ hiện nay, và nếu thâm hụt hàng năm, dự kiến lên đến mức 1,6 nghìn tỷ USD trong năm nay, không giảm bớt.
Phe Cộng hòa đề nghị cắt giảm chi tiêu hàng nghìn tỷ USD trong ngân sách chứ không chỉ dừng ở hàng tỷ USD. Tháng trước, Tổng thống Obama đã đề xuất cắt giảm 4.000 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong vòng 12 năm tới.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney ngày 10/5 cũng bày tỏ tin tưởng rằng Chính phủ và Quốc hội sẽ đạt được một thỏa thuận tài chính./.
(TTXVN/Vietnam+)