Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk ngày 26/10 cho biết các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến tới hoàn tất việc phác thảo những nguyên tắc chung trước khi diễn ra Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì ở Hawaii vào trung tuần tháng 11 tới.
Các nhà đàm phán Mỹ và 8 nước đối tác châu Á-Thái Bình Dương, gồm Australia, Bruney, Chil, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đang gặp nhau tại thủ đô Lima của Peru với hy vọng sẽ công bố những nguyên tắc chung của thỏa thuận TPP tại Hội nghị cấp cao APEC tới.
Những người ủng hộ TPP tin tưởng thỏa thuận này sẽ trở thành làm nền tảng cho một hiệp định thương mại rộng lớn hơn cho toàn khu vực phát triển năng động, nhất là trong bối cảnh vòng đàm phán Doha nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu đang bế tắc.
Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk nhấn mạnh Mỹ và 8 nước khác tham gia đàm phán TPP đều không muốn hiệp định này rơi vào tình trạng tụt hậu như tiến trình đàm phán Doha, bởi "TPP có thể trở thành một động lực thực sự kích thích tăng trưởng thương mại-kinh tế toàn cầu."
Chính quyền Obama tin tưởng TPP sẽ là một hình mẫu của thế kỷ 21 cho các hiệp định thương mại chú trọng đến các biện pháp bảo hộ hơn là thuế quan và đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lao động và môi trường. Tóm lại, TPP có thể mang lại nhiều giá trị hơn trên cơ sở hiện đại hóa các quy định thương mại.
TPP được cho là một tiến trình hội nhập thương mại kinh tế tham vọng nhất trong lịch sử khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì liên quan tới 9 nền kinh tế năng động thuộc 3 châu lục, chiếm 25% sản lượng kinh tế thế giới và có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 16.000 tỷ USD trong một thị trường với 472 triệu dân.
Đây sẽ là hiệp định đầu tiên nối liền hai bờ Đông và Tây của Thái Bình Dương và khi hoàn tất, nó sẽ để ngỏ cho các thành viên khác tham gia./.
Các nhà đàm phán Mỹ và 8 nước đối tác châu Á-Thái Bình Dương, gồm Australia, Bruney, Chil, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đang gặp nhau tại thủ đô Lima của Peru với hy vọng sẽ công bố những nguyên tắc chung của thỏa thuận TPP tại Hội nghị cấp cao APEC tới.
Những người ủng hộ TPP tin tưởng thỏa thuận này sẽ trở thành làm nền tảng cho một hiệp định thương mại rộng lớn hơn cho toàn khu vực phát triển năng động, nhất là trong bối cảnh vòng đàm phán Doha nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu đang bế tắc.
Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk nhấn mạnh Mỹ và 8 nước khác tham gia đàm phán TPP đều không muốn hiệp định này rơi vào tình trạng tụt hậu như tiến trình đàm phán Doha, bởi "TPP có thể trở thành một động lực thực sự kích thích tăng trưởng thương mại-kinh tế toàn cầu."
Chính quyền Obama tin tưởng TPP sẽ là một hình mẫu của thế kỷ 21 cho các hiệp định thương mại chú trọng đến các biện pháp bảo hộ hơn là thuế quan và đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lao động và môi trường. Tóm lại, TPP có thể mang lại nhiều giá trị hơn trên cơ sở hiện đại hóa các quy định thương mại.
TPP được cho là một tiến trình hội nhập thương mại kinh tế tham vọng nhất trong lịch sử khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì liên quan tới 9 nền kinh tế năng động thuộc 3 châu lục, chiếm 25% sản lượng kinh tế thế giới và có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 16.000 tỷ USD trong một thị trường với 472 triệu dân.
Đây sẽ là hiệp định đầu tiên nối liền hai bờ Đông và Tây của Thái Bình Dương và khi hoàn tất, nó sẽ để ngỏ cho các thành viên khác tham gia./.
(TTXVN/Vietnam+)