Mỹ đã bắt đầu tiến hành các thủ tục pháp lý tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để yêu cầu mở cửa thị trường thịt và trứng gia cầm của Ấn Độ vì cho rằng việc Ấn Độ ra lệnh cấm gia cầm nhập khẩu từ Mỹ nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch cúm gia cầm không dựa trên các cơ sở khoa học rõ ràng.
Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk cho biết Mỹ là quốc gia hàng đầu thế giới về an toàn vệ sinh trong lĩnh vực nông nghiệp và nước này tin rằng WTO sẽ khẳng định lệnh cấm của Ấn Độ là không hợp lý.
Theo ông, Ấn Độ ban hành lệnh cấm nhập khẩu gia cầm với danh nghĩa bảo vệ các nhà chăn nuôi gia cầm trong nước tránh khỏi những thiệt hại do dịch cúm gia cầm.
Ngành chăn nuôi gia cầm Mỹ đánh giá cao động thái trên, điều mà họ cho rằng có thể mở cửa thị trường Ấn Độ trị giá hơn 300 triệu USD cho gia cầm xuất khẩu của Mỹ.
Mỹ là quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới và xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về thịt nướng sau Brazil. Trong khi đó, tiêu thụ thịt nướng của Ấn Độ đã tăng từ 2,23 triệu tấn/năm 2007 lên mức dự kiến 2,75 triệu tấn vào năm 2012./.
Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk cho biết Mỹ là quốc gia hàng đầu thế giới về an toàn vệ sinh trong lĩnh vực nông nghiệp và nước này tin rằng WTO sẽ khẳng định lệnh cấm của Ấn Độ là không hợp lý.
Theo ông, Ấn Độ ban hành lệnh cấm nhập khẩu gia cầm với danh nghĩa bảo vệ các nhà chăn nuôi gia cầm trong nước tránh khỏi những thiệt hại do dịch cúm gia cầm.
Ngành chăn nuôi gia cầm Mỹ đánh giá cao động thái trên, điều mà họ cho rằng có thể mở cửa thị trường Ấn Độ trị giá hơn 300 triệu USD cho gia cầm xuất khẩu của Mỹ.
Mỹ là quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới và xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về thịt nướng sau Brazil. Trong khi đó, tiêu thụ thịt nướng của Ấn Độ đã tăng từ 2,23 triệu tấn/năm 2007 lên mức dự kiến 2,75 triệu tấn vào năm 2012./.
Anh Quân (TTXVN)