Theo AP, ngày 3/6, trong một cuộc gặp với người đồng cấp Ba Lan Radek Sikorski, khi được hỏi về quyết định hủy một phần quan trọng trong kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Âu hồi tháng Ba, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bác thông tin cho rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama gác lại điều này là do Nga phản đối.
Vấn đề này là nhạy cảm ở Ba Lan, nước đang triển khai nhiều phần lá chắn tên lửa châu Âu và được xem như là sự can dự của Mỹ tại Đông Âu nhằm tạo bức tường chủ chốt đối phó với Nga.
Trả lời báo giới, ông Kerry tuyên bố: “Mỹ không nhượng bộ Nga trong vấn đề phòng thủ tên lửa.” Ông nói rằng Chính phủ Mỹ không thảo luận với Nga về vấn đề này trước khi ra quyết định trên và rằng các bộ phận khác của hệ thống lá chắn tên lửa sẽ vẫn được triển khai.
Thay đổi trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ tăng cường mở rộng hợp tác hơn với Nga. Tuy nhiên, Mátxcơva phản đối lá chắn tên lửa đặt tại châu Âu do lo ngại hệ thống này có thể làm suy yếu khả năng răn đe từ kho vũ khí hạt nhân của Nga./.
Vấn đề này là nhạy cảm ở Ba Lan, nước đang triển khai nhiều phần lá chắn tên lửa châu Âu và được xem như là sự can dự của Mỹ tại Đông Âu nhằm tạo bức tường chủ chốt đối phó với Nga.
Trả lời báo giới, ông Kerry tuyên bố: “Mỹ không nhượng bộ Nga trong vấn đề phòng thủ tên lửa.” Ông nói rằng Chính phủ Mỹ không thảo luận với Nga về vấn đề này trước khi ra quyết định trên và rằng các bộ phận khác của hệ thống lá chắn tên lửa sẽ vẫn được triển khai.
Thay đổi trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ tăng cường mở rộng hợp tác hơn với Nga. Tuy nhiên, Mátxcơva phản đối lá chắn tên lửa đặt tại châu Âu do lo ngại hệ thống này có thể làm suy yếu khả năng răn đe từ kho vũ khí hạt nhân của Nga./.
(Vietnam+)