Trả lời phỏng vấn trên đài BBC (Anh) ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng thế giới "không thể phụ thuộc vào kinh tế Mỹ" như trước đây và các nền kinh tế lớn khác cần phải tăng trưởng nhiều hơn để kinh tế toàn cầu được hưởng lợi.
Cuộc phỏng vấn trên được thực hiện trước thềm Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển và các nước mới nổi (G-20) ở Toronto, Canada.
Ông Geithner cho rằng các nước G-20 cần tập trung giải quyết thách thức của tăng trưởng, khôi phục lòng tin và Hội nghị Toronto sẽ tìm ra giải pháp.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định Mỹ và châu Âu "có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt," song cho rằng châu Âu và Mỹ đang đi "hai con đường khác nhau với vận tốc khác nhau" để tới đích chung là thu hẹp thâm hụt ngân sách, giảm nợ công khổng lồ và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Vì thế, theo ông Geithner, "Mỹ không thể đưa ra giải pháp cho châu Âu."
Ngoài ra, ông Geithner cũng cho biết Mỹ đã đề ra các "kế hoạch tham vọng" nhằm làm giảm thâm hụt ngân sách và Mỹ hiện có vị trí thuận lợi hơn một số nước để cắt giảm nợ công.
Liên quan đến kinh tế Mỹ, ngày 25/6, Bộ Thương mại nước này cho biết trong quý I, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ đạt 2,7% - thấp hơn mức 3% Bộ này công bố hồi cuối tháng Năm, nhưng vẫn là quý thứ ba liên tiếp GDP của Mỹ tăng trưởng dương.
Trong hai quý cuối năm 2009, GDP của nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng lần lượt 2,2% và 5,6% sau khi đã giảm bốn quý liên tiếp. Tính chung cả năm 2009, GDP của Mỹ giảm 2,4%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1946.
Mặc dù trong ba quý vừa qua GDP tăng trưởng dương, nhiều nhà kinh tế Mỹ vẫn hoài nghi về sự hồi phục của nền kinh tế này sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 30 thế kỷ trước vì thị trường việc làm vẫn yếu.
Trong những tháng đầu năm nay, số việc làm được tạo ra chưa nhiều và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 9,7%, sau khi đã mất khoảng 8 triệu việc làm kể từ khi kinh tế bắt đầu suy thoái từ tháng 12/2007./.
Cuộc phỏng vấn trên được thực hiện trước thềm Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển và các nước mới nổi (G-20) ở Toronto, Canada.
Ông Geithner cho rằng các nước G-20 cần tập trung giải quyết thách thức của tăng trưởng, khôi phục lòng tin và Hội nghị Toronto sẽ tìm ra giải pháp.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định Mỹ và châu Âu "có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt," song cho rằng châu Âu và Mỹ đang đi "hai con đường khác nhau với vận tốc khác nhau" để tới đích chung là thu hẹp thâm hụt ngân sách, giảm nợ công khổng lồ và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Vì thế, theo ông Geithner, "Mỹ không thể đưa ra giải pháp cho châu Âu."
Ngoài ra, ông Geithner cũng cho biết Mỹ đã đề ra các "kế hoạch tham vọng" nhằm làm giảm thâm hụt ngân sách và Mỹ hiện có vị trí thuận lợi hơn một số nước để cắt giảm nợ công.
Liên quan đến kinh tế Mỹ, ngày 25/6, Bộ Thương mại nước này cho biết trong quý I, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ đạt 2,7% - thấp hơn mức 3% Bộ này công bố hồi cuối tháng Năm, nhưng vẫn là quý thứ ba liên tiếp GDP của Mỹ tăng trưởng dương.
Trong hai quý cuối năm 2009, GDP của nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng lần lượt 2,2% và 5,6% sau khi đã giảm bốn quý liên tiếp. Tính chung cả năm 2009, GDP của Mỹ giảm 2,4%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1946.
Mặc dù trong ba quý vừa qua GDP tăng trưởng dương, nhiều nhà kinh tế Mỹ vẫn hoài nghi về sự hồi phục của nền kinh tế này sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 30 thế kỷ trước vì thị trường việc làm vẫn yếu.
Trong những tháng đầu năm nay, số việc làm được tạo ra chưa nhiều và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 9,7%, sau khi đã mất khoảng 8 triệu việc làm kể từ khi kinh tế bắt đầu suy thoái từ tháng 12/2007./.
(TTXVN/Vietnam+)