Mỹ cuối tuần qua cho biết sẽ kháng án phán quyết cuối năm ngoái của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) rằng luật của Mỹ yêu cầu phải dán nhãn nguồn gốc xuất xứ đối với tất cả các loại thịt được bán tại các cửa hàng thực phẩm ở nước này là trái với quy định thương mại của WTO.
Việc Mỹ kháng án đã khiến cả Canada và Mexico thất vọng, bởi cả hai nước này muốn có sự thay đổi đối với luật trên.
Việc dán nhãn nguồn gốc xuất xứ (COOL) đối với thịt trở nên bắt buộc từ tháng 3/2009, sau nhiều năm tranh cãi.
Người tiêu dùng Mỹ và các hiệp hội nông trang chủ chốt ủng hộ luật này, vì họ cho rằng người tiêu dùng có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin để phân biệt giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu.
Trong khi đó, các công ty chế biến thịt lại phản đối luật này với lý do nó sẽ đẩy chi phí không cần thiết lên, đồng thời làm gián đoạn hoạt động thương mại.
WTO hồi tháng 11/2011 đã ra phán quyết rằng COOL vi phạm các quy định của WTO về các rào cản kỹ thuật đối với các giao dịch thương mại, sau khi Canada và Mexico - hai nước có khối lượng buôn bán thịt lợn và thịt bò lớn với Mỹ - đã đệ đơn kiện luật COOL của Mỹ lên WTO.
Trong đơn kiện, Canada và Mexico nói rằng xuất khẩu thịt lợn và bò của họ sang Mỹ đã giảm mạnh sau khi luật trên có hiệu lực.
Nhiều nhà máy đóng gói thịt của Mỹ, nhất là những nhà máy gần biên giới Mỹ-Canada, đã ngừng hoặc giảm nhập khẩu gia súc của Canada do chi phí phân biệt gia súc nuôi trong nước và nhập khẩu tăng lên.
Luật của Mỹ yêu cầu các cửa hàng thực phẩm nước này phải dán nhãn hoặc gắn rõ nguồn gốc xuất xứ đối với thịt bò, lợn, cừu, gà và thậm chí đối với cả các mặt hàng khác, như hải sản, rau, quả, gừng, lạc, quả hồ đào pêcan...
Tuy nhiên, phán quyết nói trên của WTO liên quan đến buôn bán mặt hàng thịt. Các mặt hàng thịt được dán nhãn có nguồn gốc xuất xứ Mỹ phải là thịt từ gia súc được sinh ra, chăn nuôi và giết mổ tại Mỹ, còn các gia súc nhập từ Mexico và Canada, nhưng được giết mổ tại Mỹ sẽ được dán nhãn có nguồn gốc hỗn hợp./.
Việc Mỹ kháng án đã khiến cả Canada và Mexico thất vọng, bởi cả hai nước này muốn có sự thay đổi đối với luật trên.
Việc dán nhãn nguồn gốc xuất xứ (COOL) đối với thịt trở nên bắt buộc từ tháng 3/2009, sau nhiều năm tranh cãi.
Người tiêu dùng Mỹ và các hiệp hội nông trang chủ chốt ủng hộ luật này, vì họ cho rằng người tiêu dùng có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin để phân biệt giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu.
Trong khi đó, các công ty chế biến thịt lại phản đối luật này với lý do nó sẽ đẩy chi phí không cần thiết lên, đồng thời làm gián đoạn hoạt động thương mại.
WTO hồi tháng 11/2011 đã ra phán quyết rằng COOL vi phạm các quy định của WTO về các rào cản kỹ thuật đối với các giao dịch thương mại, sau khi Canada và Mexico - hai nước có khối lượng buôn bán thịt lợn và thịt bò lớn với Mỹ - đã đệ đơn kiện luật COOL của Mỹ lên WTO.
Trong đơn kiện, Canada và Mexico nói rằng xuất khẩu thịt lợn và bò của họ sang Mỹ đã giảm mạnh sau khi luật trên có hiệu lực.
Nhiều nhà máy đóng gói thịt của Mỹ, nhất là những nhà máy gần biên giới Mỹ-Canada, đã ngừng hoặc giảm nhập khẩu gia súc của Canada do chi phí phân biệt gia súc nuôi trong nước và nhập khẩu tăng lên.
Luật của Mỹ yêu cầu các cửa hàng thực phẩm nước này phải dán nhãn hoặc gắn rõ nguồn gốc xuất xứ đối với thịt bò, lợn, cừu, gà và thậm chí đối với cả các mặt hàng khác, như hải sản, rau, quả, gừng, lạc, quả hồ đào pêcan...
Tuy nhiên, phán quyết nói trên của WTO liên quan đến buôn bán mặt hàng thịt. Các mặt hàng thịt được dán nhãn có nguồn gốc xuất xứ Mỹ phải là thịt từ gia súc được sinh ra, chăn nuôi và giết mổ tại Mỹ, còn các gia súc nhập từ Mexico và Canada, nhưng được giết mổ tại Mỹ sẽ được dán nhãn có nguồn gốc hỗn hợp./.
Như Mai (TTXVN)