Theo Kyodo, một số nguồn tin Chính phủ Mỹ và Nhật Bản ngày 3/10 cho biết Mỹ đã đề nghị Nhật Bản tích trữ lượng plutonium ở mức tối thiểu, sau khi Tokyo điều chỉnh chiến lược năng lượng hướng tới ngừng sản xuất điện hạt nhân vào khoảng năm 2030.
Washington tỏ ý quan ngại về nguy cơ phổ biến hạt nhân sau khi Tokyo tháng trước quyết định tiếp tục tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng mặc dù quyết định này được nhìn nhận là không nhất quán với mục tiêu không phụ thuộc vào hạt nhân của nước này.
Theo các nguồn tin trên, Mỹ từng cảnh báo việc duy trì chính sách tái chế nhiên liệu hạt nhân nói trên, bất chấp kế hoạch từng bước chấm dứt sản xuất điện hạt nhân, sẽ gây tổn hại nền tảng của hiệp ước hợp tác hạt nhân dân sự Nhật-Mỹ hiện nay, trong đó Washington chấp thuận việc Tokyo tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Hiệp ước trên, có hiệu lực từ năm 1988, nhằm thúc đẩy hợp tác công nghệ song phương trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Washington đã "bật đèn xanh" để Nhật Bản sử dụng công nghệ tái chế nhiên liệu hạt nhân - thứ có thể được chuyển sang sử dụng trong quân sự - với mục đích thương mại.
Nhật Bản là nước phi hạt nhân duy nhất trên thế giới có cơ sở tái chế nhiên liệu hạt nhân thương mại. Điều có vẻ mâu thuẫn với chính sách năng lượng của Nhật Bản này có thể gây bất lợi cho các cuộc đàm phán giữa Tokyo và Washington về việc khôi phục hiệp ước hợp tác hạt nhân dân sự Nhật-Mỹ trước năm 2018./.
Washington tỏ ý quan ngại về nguy cơ phổ biến hạt nhân sau khi Tokyo tháng trước quyết định tiếp tục tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng mặc dù quyết định này được nhìn nhận là không nhất quán với mục tiêu không phụ thuộc vào hạt nhân của nước này.
Theo các nguồn tin trên, Mỹ từng cảnh báo việc duy trì chính sách tái chế nhiên liệu hạt nhân nói trên, bất chấp kế hoạch từng bước chấm dứt sản xuất điện hạt nhân, sẽ gây tổn hại nền tảng của hiệp ước hợp tác hạt nhân dân sự Nhật-Mỹ hiện nay, trong đó Washington chấp thuận việc Tokyo tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Hiệp ước trên, có hiệu lực từ năm 1988, nhằm thúc đẩy hợp tác công nghệ song phương trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Washington đã "bật đèn xanh" để Nhật Bản sử dụng công nghệ tái chế nhiên liệu hạt nhân - thứ có thể được chuyển sang sử dụng trong quân sự - với mục đích thương mại.
Nhật Bản là nước phi hạt nhân duy nhất trên thế giới có cơ sở tái chế nhiên liệu hạt nhân thương mại. Điều có vẻ mâu thuẫn với chính sách năng lượng của Nhật Bản này có thể gây bất lợi cho các cuộc đàm phán giữa Tokyo và Washington về việc khôi phục hiệp ước hợp tác hạt nhân dân sự Nhật-Mỹ trước năm 2018./.
(Vietnam+)