Nghề làm mỳ gạo ở xã Dĩnh Kế (thường gọi là Mỳ Kế), thành phố Bắc Giang đã có từ nhiều năm nay, đem lại nguồn thu nhập khá và ổn định cho hàng ngàn lao động ở địa phương.
Đặc biệt, từ tháng 11/2009, Mỳ Kế được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), càng khẳng định chất lượng, chỗ đứng trên thị trường và sản xuất mỳ ở đây cũng có bước phát triển thêm.
Về Dĩnh Kế trong những ngày nắng càng thấy nghề làm mỳ gạo ở đây tất bật, khẩn trương.
Mới khoảng hơn 8 giờ sáng, vừa làm xong mẻ bánh tráng cuối cùng để phơi cho kịp nắng, mồ hôi còn nhễ nhại và nét mặt vẫn ửng đỏ, ông Giáp Thanh Phương, ở thôn Mé, xã Dĩnh Kế, phấn khởi bảo cứ nắng như mấy hôm nay thì mừng lắm, buổi sáng làm tuy có vất vả nhưng mỳ phơi được nắng, hàng sẽ đẹp.
Gia đình ông Phương là một trong số hàng trăm hộ làm mỳ gạo cho thu nhập ổn định ở xã Dĩnh Kế từ nhiều năm nay. Mỗi tháng gia đình ông lãi khoảng 5 triệu đồng, bên cạnh đó, ông còn kết hợp thường xuyên nuôi từ 5-6 con lợn thì cả năm cũng lãi tới 60-70 triệu đồng.
Ông Lương Đức Hiền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Dĩnh Kế cho biết, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của thành phố trong những năm qua khiến diện tích đất nông nghiệp của xã ngày càng thu hẹp. Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, xã coi việc phát triển nghề làm mỳ gạo là một nghề chính cả trước mắt và lâu dài để đảm bảo thu nhập ổn định cho số lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi.
Để giúp các hộ phát triển nghề làm mỳ gạo, xã phối hợp với ngành chức năng của tỉnh và thành phố tổ chức các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất mỳ và quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; làm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mỳ gạo, công nhận làng nghề. Riêng thành phố Bắc Giang đã hỗ trợ kinh phí gần 90 triệu đồng lắp đặt 24 máy tráng mỳ cho các hộ trong xã.
Nhờ vậy, nghề làm mỳ gạo ở Dĩnh Kế có điều kiện phát triển, sản phẩm giữ được chất lượng và uy tín, làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó, không những ở hầu khắp thị trường miền Bắc mà còn vào miền Trung, thậm chí cả một số siêu thị miền Nam.
Xã hiện có 2.700 hộ với tổng số hơn 10.000 nhân khẩu thì có gần 500 hộ làm mỳ gạo, thu hút khoảng hơn 2.000 người ở nhiều lứa tuổi tham gia, trong đó có hơn 1.200 người trong độ tuổi lao động.
Nghề làm mỳ ở Dĩnh Kế phát triển khá nhanh, nếu như năm 2005, tổng sản lượng mỳ cả xã khoảng gần 1.200 tấn với tổng doanh thu hơn 15 tỷ đồng thì chỉ 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng mỳ ước đạt hơn 3.100 tấn với tổng doanh thu khoảng 45 tỷ đồng.
Ông Giáp Đông Phong, Trưởng thôn Mé kiêm Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất-kinh doanh mỳ gạo Dĩnh Kế, cho biết nghề làm mỳ gạo ở đây có từ giữa những năm 1980 và ngày càng được mở rộng.
Hợp tác xã được thành lập từ tháng 10/2009 (hiện có 42 xã viên) nhằm duy trì, phát triển nghề sản xuất mỳ ổn định ở địa phương và thông tin, giới thiệu sản phẩm mỳ của địa phương ra cả nước./.
Đặc biệt, từ tháng 11/2009, Mỳ Kế được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), càng khẳng định chất lượng, chỗ đứng trên thị trường và sản xuất mỳ ở đây cũng có bước phát triển thêm.
Về Dĩnh Kế trong những ngày nắng càng thấy nghề làm mỳ gạo ở đây tất bật, khẩn trương.
Mới khoảng hơn 8 giờ sáng, vừa làm xong mẻ bánh tráng cuối cùng để phơi cho kịp nắng, mồ hôi còn nhễ nhại và nét mặt vẫn ửng đỏ, ông Giáp Thanh Phương, ở thôn Mé, xã Dĩnh Kế, phấn khởi bảo cứ nắng như mấy hôm nay thì mừng lắm, buổi sáng làm tuy có vất vả nhưng mỳ phơi được nắng, hàng sẽ đẹp.
Gia đình ông Phương là một trong số hàng trăm hộ làm mỳ gạo cho thu nhập ổn định ở xã Dĩnh Kế từ nhiều năm nay. Mỗi tháng gia đình ông lãi khoảng 5 triệu đồng, bên cạnh đó, ông còn kết hợp thường xuyên nuôi từ 5-6 con lợn thì cả năm cũng lãi tới 60-70 triệu đồng.
Ông Lương Đức Hiền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Dĩnh Kế cho biết, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của thành phố trong những năm qua khiến diện tích đất nông nghiệp của xã ngày càng thu hẹp. Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, xã coi việc phát triển nghề làm mỳ gạo là một nghề chính cả trước mắt và lâu dài để đảm bảo thu nhập ổn định cho số lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi.
Để giúp các hộ phát triển nghề làm mỳ gạo, xã phối hợp với ngành chức năng của tỉnh và thành phố tổ chức các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất mỳ và quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; làm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mỳ gạo, công nhận làng nghề. Riêng thành phố Bắc Giang đã hỗ trợ kinh phí gần 90 triệu đồng lắp đặt 24 máy tráng mỳ cho các hộ trong xã.
Nhờ vậy, nghề làm mỳ gạo ở Dĩnh Kế có điều kiện phát triển, sản phẩm giữ được chất lượng và uy tín, làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó, không những ở hầu khắp thị trường miền Bắc mà còn vào miền Trung, thậm chí cả một số siêu thị miền Nam.
Xã hiện có 2.700 hộ với tổng số hơn 10.000 nhân khẩu thì có gần 500 hộ làm mỳ gạo, thu hút khoảng hơn 2.000 người ở nhiều lứa tuổi tham gia, trong đó có hơn 1.200 người trong độ tuổi lao động.
Nghề làm mỳ ở Dĩnh Kế phát triển khá nhanh, nếu như năm 2005, tổng sản lượng mỳ cả xã khoảng gần 1.200 tấn với tổng doanh thu hơn 15 tỷ đồng thì chỉ 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng mỳ ước đạt hơn 3.100 tấn với tổng doanh thu khoảng 45 tỷ đồng.
Ông Giáp Đông Phong, Trưởng thôn Mé kiêm Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất-kinh doanh mỳ gạo Dĩnh Kế, cho biết nghề làm mỳ gạo ở đây có từ giữa những năm 1980 và ngày càng được mở rộng.
Hợp tác xã được thành lập từ tháng 10/2009 (hiện có 42 xã viên) nhằm duy trì, phát triển nghề sản xuất mỳ ổn định ở địa phương và thông tin, giới thiệu sản phẩm mỳ của địa phương ra cả nước./.
Như Kính (TTXVN/Vietnam+)