Mỹ là một trong những nước đối tác đã cam kết hỗ trợ Chính phủ và khu vực tư nhân Indonesia bảo vệ đa dạng sinh học biển và môi trường ven biển ở khu vực Tam giác san hô (Coral Triangle).
Tam giác san hô là một khu vực chung trải dài trên vùng biển của sáu quốc gia Đông Nam Á và được công nhận là có hệ sinh thái và sinh học phong phú, đa dạng nhất thế giới.
Đại sứ Mỹ tại Indonesia cho biết, sự hỗ trợ của Washington đối với việc bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học khu vực Tam giác san hô là một phần trong quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Indonesia, và là một trong những đối tác sáng lập của Sáng kiến Tam giác San hô (CTI). Mỹ từ lâu đã khẳng định tiềm năng của khu vực Tam giác san hô đối với các lợi ích kinh tế và môi trường.
Thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Bộ Ngoại giao, Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia, Bộ Tư pháp và một nhóm các tổ chức môi trường phi chính phủ, Mỹ đã đóng góp 63 triệu USD để góp phần loại bỏ các mối đe dọa từ đánh bắt hải sản quá mức, đánh bắt bằng các phương pháp và phương tiện mang tính hủy diệt, và thay đổi khí hậu ở khu vực Tam giác san hô.
Trong khoản đóng góp, 32 triệu USD được dành cho Indonesia nhằm giúp chính phủ nước này bảo vệ và quản lý bền vững 20 triệu ha tài nguyên biển và ven biển, tăng cường an ninh thực phẩm và kinh tế cho cho 360 triệu hộ gia đình trong khu vực Tam giác san hô, tăng khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên, khôi phục đa dạng sinh học về san hô và thủy sản.
Chương trình trợ giúp Indonesia của Mỹ ở khu vực Tam giác san hô dành ưu tiên trước hết cho việc quản lý bền vững 8 triệu ha các khu bảo tồn biển, hợp tác với Bộ Biển và Nghề cá Indonesia thiết lập một hệ thống bảo tồn biển quốc gia, bảo vệ loài rùa biển ở Maluku, tăng cường hợp tác giữa cơ quan quản lý môi trường của Indonesia với các công ty khai thác dầu khí, đào tạo và tăng cường năng lực các cán bộ quản lý môi trường và sinh thái biển./.
Tam giác san hô là một khu vực chung trải dài trên vùng biển của sáu quốc gia Đông Nam Á và được công nhận là có hệ sinh thái và sinh học phong phú, đa dạng nhất thế giới.
Đại sứ Mỹ tại Indonesia cho biết, sự hỗ trợ của Washington đối với việc bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học khu vực Tam giác san hô là một phần trong quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Indonesia, và là một trong những đối tác sáng lập của Sáng kiến Tam giác San hô (CTI). Mỹ từ lâu đã khẳng định tiềm năng của khu vực Tam giác san hô đối với các lợi ích kinh tế và môi trường.
Thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Bộ Ngoại giao, Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia, Bộ Tư pháp và một nhóm các tổ chức môi trường phi chính phủ, Mỹ đã đóng góp 63 triệu USD để góp phần loại bỏ các mối đe dọa từ đánh bắt hải sản quá mức, đánh bắt bằng các phương pháp và phương tiện mang tính hủy diệt, và thay đổi khí hậu ở khu vực Tam giác san hô.
Trong khoản đóng góp, 32 triệu USD được dành cho Indonesia nhằm giúp chính phủ nước này bảo vệ và quản lý bền vững 20 triệu ha tài nguyên biển và ven biển, tăng cường an ninh thực phẩm và kinh tế cho cho 360 triệu hộ gia đình trong khu vực Tam giác san hô, tăng khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên, khôi phục đa dạng sinh học về san hô và thủy sản.
Chương trình trợ giúp Indonesia của Mỹ ở khu vực Tam giác san hô dành ưu tiên trước hết cho việc quản lý bền vững 8 triệu ha các khu bảo tồn biển, hợp tác với Bộ Biển và Nghề cá Indonesia thiết lập một hệ thống bảo tồn biển quốc gia, bảo vệ loài rùa biển ở Maluku, tăng cường hợp tác giữa cơ quan quản lý môi trường của Indonesia với các công ty khai thác dầu khí, đào tạo và tăng cường năng lực các cán bộ quản lý môi trường và sinh thái biển./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)