Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 29/3 cho biết chính quyền Tổng thống Barack Obama hy vọng Thượng viện Mỹ sẽ phê chuẩn hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân (START) mới đạt được với Nga vào cuối năm nay.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí Ellen Tauscher nói rằng việc phê chuẩn tại Thượng viện có thể sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian do những quan ngại của các nghị sỹ Cộng hòa đối lập về việc kho vũ khí hạt nhân của Mỹ cần phải được cập nhật và những cảm giác khó khăn về việc thông qua kế hoạch cải tổ y tế vừa qua của Tổng thống Obama.
Trước đó, ngày 26/3 Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Obama đã hoàn tất hiệp ước "lịch sử" mới về cắt giảm vũ khí hạt nhân (START mới) của mỗi bên. Theo đó, kho vũ khí hạt nhân của hai cường quốc hạt nhân này sẽ giảm gần 1/3 trong vòng 10 năm tới.
START mới sẽ được tổng thống hai nước ký tại thủ đô Praha của Cộng hòa Séc vào ngày 8/4 tới, đồng thời hai ông cho rằng nhiệm vụ trọng tâm sau lễ ký tại Praha là Quốc hội hai nước phê chuẩn START mới.
START mới sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm so với thời hạn 15 năm của START-I (ký năm 1991, có hiệu lực năm 1994 và đã hết hiệu lực ngày 5/12/2009).
Thứ trưởng Ellen Tauscher cho biết cần phải hoàn thành công việc đối với các phụ lục kỹ thuật của hiệp ước vốn nêu cụ thể các chi tiết về cơ chế thanh tra và kiểm chứng.
Các quan chức Mỹ hy vọng sẽ hoàn thành những phụ lục này vào cuối tháng Tư, sau đó trình cả gói lên Thượng viện.
"Mục tiêu của chúng tôi là đệ trình hiệp ước START mới vào cuối mùa Xuân và hy vọng sẽ được thông qua vào cuối năm nay," Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí cho biết.
Bà Ellen cũng nói rằng hiệp ước START mới sẽ không có các hạn chế đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, bất chấp việc Nga tuần trước nói rằng một bên có quyền rút lui khỏi hiệp ước nếu như bên kia tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Các bên tham gia hiệp ước cũng có thể đưa ra các tuyên bố đơn phương về hiệp ước hoặc quyết định hủy bỏ, giống như Mỹ đã từng làm trong năm 2001 với Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo 1972./.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí Ellen Tauscher nói rằng việc phê chuẩn tại Thượng viện có thể sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian do những quan ngại của các nghị sỹ Cộng hòa đối lập về việc kho vũ khí hạt nhân của Mỹ cần phải được cập nhật và những cảm giác khó khăn về việc thông qua kế hoạch cải tổ y tế vừa qua của Tổng thống Obama.
Trước đó, ngày 26/3 Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Obama đã hoàn tất hiệp ước "lịch sử" mới về cắt giảm vũ khí hạt nhân (START mới) của mỗi bên. Theo đó, kho vũ khí hạt nhân của hai cường quốc hạt nhân này sẽ giảm gần 1/3 trong vòng 10 năm tới.
START mới sẽ được tổng thống hai nước ký tại thủ đô Praha của Cộng hòa Séc vào ngày 8/4 tới, đồng thời hai ông cho rằng nhiệm vụ trọng tâm sau lễ ký tại Praha là Quốc hội hai nước phê chuẩn START mới.
START mới sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm so với thời hạn 15 năm của START-I (ký năm 1991, có hiệu lực năm 1994 và đã hết hiệu lực ngày 5/12/2009).
Thứ trưởng Ellen Tauscher cho biết cần phải hoàn thành công việc đối với các phụ lục kỹ thuật của hiệp ước vốn nêu cụ thể các chi tiết về cơ chế thanh tra và kiểm chứng.
Các quan chức Mỹ hy vọng sẽ hoàn thành những phụ lục này vào cuối tháng Tư, sau đó trình cả gói lên Thượng viện.
"Mục tiêu của chúng tôi là đệ trình hiệp ước START mới vào cuối mùa Xuân và hy vọng sẽ được thông qua vào cuối năm nay," Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí cho biết.
Bà Ellen cũng nói rằng hiệp ước START mới sẽ không có các hạn chế đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, bất chấp việc Nga tuần trước nói rằng một bên có quyền rút lui khỏi hiệp ước nếu như bên kia tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Các bên tham gia hiệp ước cũng có thể đưa ra các tuyên bố đơn phương về hiệp ước hoặc quyết định hủy bỏ, giống như Mỹ đã từng làm trong năm 2001 với Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo 1972./.
Khắc Hiếu (Vietnam+)