Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng khi ngày 15/9, Washington kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tiến hành điều tra các chính sách thương mại không công bằng của Bắc Kinh.
Washington đã yêu cầu WTO điều tra hành vi của Trung Quốc được cho là đối xử không công bằng với các nhà cung cấp thép và các dịch vụ thanh toán điện tử của Mỹ.
Trong đơn kiện, phía Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đang tạo cho các doanh nghiệp trong nước những lợi thế không công bằng thông qua các khoản trợ cấp, khiến nhiều lao động Mỹ có nguy cơ mất việc làm. Đây là bước đi đầu tiên hướng tới việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc.
Trong một tuyên bố, Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk bày tỏ Mỹ "lo ngại Trung Quốc đang phá vỡ những cam kết thương mại của họ đối với Mỹ và các đối tác khác trong WTO."
Ông khẳng định các mức thuế do Trung Quốc áp đặt đã làm tăng giá các sản phẩm thép của Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc, với ảnh hưởng thực tế là giảm hoặc phong tỏa xuất khẩu thép vào nước này.
Thông báo trên được ông Kirk đưa ra ngay trước buổi điều trần của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner trước Quốc hội.
Trước thực tế cử tri ngày càng thất vọng về thực trạng nền kinh tế khi mà cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ ngày càng đến gần, các nhà lập pháp Mỹ chắc chắn sẽ chất vấn ông Geithner quyết liệt về điều mà họ cáo buộc là những chính sách không công bằng của Trung Quốc.
Một số ủy ban chủ chốt của lưỡng viện Mỹ đã cân nhắc các dự luật áp đặt các biện pháp trả đũa nhằm vào hàng hóa Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn bị cho là giữ giá đồng Nhân dân tệ quá thấp để hỗ trợ xuất khẩu.
Theo luật pháp Mỹ, Chính phủ sẽ có 45 ngày để quyết định có chấp nhận đơn đề nghị và tiến hành một cuộc điều tra trước khi đệ đơn kiện lên WTO hay không. Hạn chót để Chính phủ Mỹ đưa ra quyết định là ngay sát thời điểm diễn ra cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 2/11 tới.
Quốc hội Mỹ đang mở phiên điều trần trong hai ngày 15-16/9 về chính sách của Trung Quốc đối với đồng Nhân dân tệ, đồng thời tranh luận liệu Washington đã hành động đủ để giải quyết các tác động của chính sách này đối với thị trường việc làm và nền kinh tế Mỹ nói chung hay chưa.
Các nhà lập pháp Mỹ cũng đang xem xét một dự luật dựa vào đó có thể trừng phạt Bắc Kinh bằng cách đánh thuế vào các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và những biện pháp khác nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc thả nổi đồng Nhân dân tệ.
Bộ trưởng Geithner tuyên bố Trung Quốc đã hành động quá chậm trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của nước này. Ông cho biết Chính phủ đang nghiên cứu các biện pháp mà Washington có thể sử dụng nhằm thúc ép Bắc Kinh hành động mau chóng hơn nữa để nâng giá trị của đồng Nhân dân tệ lên đúng giá trị thực tế so với đồng USD.
Những đánh giá trên được xem là những tuyên bố cứng rắn nhất của ông Geithner từ trước đến nay về những tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.
Trong 7 tháng đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ở mức 145,4 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Thâm hụt thương mại gia tăng đã khiến các nghị sĩ Mỹ gây thêm sức ép với Chính phủ đòi phải có các biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc trong các vấn đề thương mại, trong đó có vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ./.
Washington đã yêu cầu WTO điều tra hành vi của Trung Quốc được cho là đối xử không công bằng với các nhà cung cấp thép và các dịch vụ thanh toán điện tử của Mỹ.
Trong đơn kiện, phía Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đang tạo cho các doanh nghiệp trong nước những lợi thế không công bằng thông qua các khoản trợ cấp, khiến nhiều lao động Mỹ có nguy cơ mất việc làm. Đây là bước đi đầu tiên hướng tới việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc.
Trong một tuyên bố, Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk bày tỏ Mỹ "lo ngại Trung Quốc đang phá vỡ những cam kết thương mại của họ đối với Mỹ và các đối tác khác trong WTO."
Ông khẳng định các mức thuế do Trung Quốc áp đặt đã làm tăng giá các sản phẩm thép của Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc, với ảnh hưởng thực tế là giảm hoặc phong tỏa xuất khẩu thép vào nước này.
Thông báo trên được ông Kirk đưa ra ngay trước buổi điều trần của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner trước Quốc hội.
Trước thực tế cử tri ngày càng thất vọng về thực trạng nền kinh tế khi mà cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ ngày càng đến gần, các nhà lập pháp Mỹ chắc chắn sẽ chất vấn ông Geithner quyết liệt về điều mà họ cáo buộc là những chính sách không công bằng của Trung Quốc.
Một số ủy ban chủ chốt của lưỡng viện Mỹ đã cân nhắc các dự luật áp đặt các biện pháp trả đũa nhằm vào hàng hóa Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn bị cho là giữ giá đồng Nhân dân tệ quá thấp để hỗ trợ xuất khẩu.
Theo luật pháp Mỹ, Chính phủ sẽ có 45 ngày để quyết định có chấp nhận đơn đề nghị và tiến hành một cuộc điều tra trước khi đệ đơn kiện lên WTO hay không. Hạn chót để Chính phủ Mỹ đưa ra quyết định là ngay sát thời điểm diễn ra cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 2/11 tới.
Quốc hội Mỹ đang mở phiên điều trần trong hai ngày 15-16/9 về chính sách của Trung Quốc đối với đồng Nhân dân tệ, đồng thời tranh luận liệu Washington đã hành động đủ để giải quyết các tác động của chính sách này đối với thị trường việc làm và nền kinh tế Mỹ nói chung hay chưa.
Các nhà lập pháp Mỹ cũng đang xem xét một dự luật dựa vào đó có thể trừng phạt Bắc Kinh bằng cách đánh thuế vào các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và những biện pháp khác nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc thả nổi đồng Nhân dân tệ.
Bộ trưởng Geithner tuyên bố Trung Quốc đã hành động quá chậm trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của nước này. Ông cho biết Chính phủ đang nghiên cứu các biện pháp mà Washington có thể sử dụng nhằm thúc ép Bắc Kinh hành động mau chóng hơn nữa để nâng giá trị của đồng Nhân dân tệ lên đúng giá trị thực tế so với đồng USD.
Những đánh giá trên được xem là những tuyên bố cứng rắn nhất của ông Geithner từ trước đến nay về những tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.
Trong 7 tháng đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ở mức 145,4 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Thâm hụt thương mại gia tăng đã khiến các nghị sĩ Mỹ gây thêm sức ép với Chính phủ đòi phải có các biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc trong các vấn đề thương mại, trong đó có vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ./.
(TTXVN/Vietnam+)