Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley ngày 1/10 hoan nghênh các nhà lãnh đạo Iraq cuối cùng đã bắt đầu có những bước đi tiến tới thành lập một chính phủ, sau gần bảy tháng kể từ cuộc bầu cử hồi tháng Ba.
Phát biểu với báo giới, ông Crowley cho biết Washington rất "vui mừng" vì các nhà lãnh đạo chính trị ở Iraq đã tìm cách liên minh để thành lập chính phủ.
Phát biểu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra sau khi khối chính trị Liên minh Quốc gia (NA) của người Hồi giáo dòng Shiite công bố đề cử đương kim Thủ tướng Nuri al-Maliki làm ứng cử viên thủ tướng của khối này trong chính phủ mới.
Động thái này được xem là đánh dấu một bước đột phá trong tiến trình thương lượng giữa các phe phái chính trị ở Iraq kể từ cuộc tổng tuyển cử ngày 7/3 với kết quả không có phe nào giành đa số tuyệt đối để lập chính phủ.
Các chuyên gia phân tích cũng như giới chức quân sự Mỹ lo ngại khoảng trống chính trị này nếu không sớm được lấp đầy sẽ tạo điều kiện cho các cuộc tấn công của các phần tử nổi dậy, đồng thời ngăn cản đầu tư nước ngoài mà Iraq đang rất cần trong quá trình tái thiết đất nước.
Ngày 10/6, Liên minh Nhà nước Pháp quyền (SOL) của Thủ tướng Maliki đã kết hợp với Liên minh Dân tộc Iraq (INA) của cựu Thủ tướng Ibrahim Jaafari tạo thành khối NA lớn nhất tại Quốc hội với 159 ghế.
Cùng ngày 1/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo giải ngân 741 triệu USD để hỗ trợ Iraq sau khi nước này đạt được tiến bộ trong tiến trình tái thiết nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.
Khoản tiền này là đợt giải ngân lần thứ hai trong khoản cho vay 3,7 tỷ USD trong 24 tháng mà IMF quyết định cấp cho Iraq hồi tháng Hai. Như vậy, tổng số tiền hiện IMF giải ngân cho Iraq khoảng 1,204 tỷ USD./.
Phát biểu với báo giới, ông Crowley cho biết Washington rất "vui mừng" vì các nhà lãnh đạo chính trị ở Iraq đã tìm cách liên minh để thành lập chính phủ.
Phát biểu trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra sau khi khối chính trị Liên minh Quốc gia (NA) của người Hồi giáo dòng Shiite công bố đề cử đương kim Thủ tướng Nuri al-Maliki làm ứng cử viên thủ tướng của khối này trong chính phủ mới.
Động thái này được xem là đánh dấu một bước đột phá trong tiến trình thương lượng giữa các phe phái chính trị ở Iraq kể từ cuộc tổng tuyển cử ngày 7/3 với kết quả không có phe nào giành đa số tuyệt đối để lập chính phủ.
Các chuyên gia phân tích cũng như giới chức quân sự Mỹ lo ngại khoảng trống chính trị này nếu không sớm được lấp đầy sẽ tạo điều kiện cho các cuộc tấn công của các phần tử nổi dậy, đồng thời ngăn cản đầu tư nước ngoài mà Iraq đang rất cần trong quá trình tái thiết đất nước.
Ngày 10/6, Liên minh Nhà nước Pháp quyền (SOL) của Thủ tướng Maliki đã kết hợp với Liên minh Dân tộc Iraq (INA) của cựu Thủ tướng Ibrahim Jaafari tạo thành khối NA lớn nhất tại Quốc hội với 159 ghế.
Cùng ngày 1/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo giải ngân 741 triệu USD để hỗ trợ Iraq sau khi nước này đạt được tiến bộ trong tiến trình tái thiết nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.
Khoản tiền này là đợt giải ngân lần thứ hai trong khoản cho vay 3,7 tỷ USD trong 24 tháng mà IMF quyết định cấp cho Iraq hồi tháng Hai. Như vậy, tổng số tiền hiện IMF giải ngân cho Iraq khoảng 1,204 tỷ USD./.
(TTXVN/Vietnam+)