Hồ ao, sông rạch, các giếng nước ngầm, các bể chứa nước nuôi gia súc ở các bang Missouri và Arkansas gần như cạn kiệt.
Các cánh đồng ngô và đậu nành ở các bang Illinois và Iowa như bị đốt cháy. Ngay cả mực nước con sông dài nhất nhì thế giới Mississippi cũng hạ xuống mức thấp hiếm thấy. Đó là cảnh tượng về tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong gần 60 năm qua đã và đang hoành hành khắp lãnh thổ, nhất là các bang nằm kẹt giữa nước Mỹ.
Thông báo ngày 16/7 của Trung tâm dữ liệu thời tiết quốc gia Mỹ (NCDC), cho biết có khoảng 71% lãnh thổ lục địa nước Mỹ phải chứng kiến tình trạng khô hạn trong tháng Sáu, trong đó 55% bị khô hạn nghiêm trọng và 33% bị khô hạn cực kỳ nghiêm trọng. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 12/1956 xảy ra tình trạng hạn hán quy mô lớn như trên tại lãnh thổ Mỹ.
Tháng Sáu cũng được coi là tháng có tình trạng khí hậu khô và nắng nóng thứ ba trên toàn nước Mỹ trong ít nhất 118 năm qua.
Thống đốc bang Illinois, ông Pat Quinn ngày 16/7 đã bổ sung thêm bảy quận huyện vào danh sách 26 quận huyện đã thuộc diện “thảm họa thiên nhiên," cho phép các chủ trang trại có thể tiếp cận các nguồn cứu trợ của chính phủ liên bang.
Cụ Don Hudson, lão nông thuộc bang Arkansas cho biết 83 năm qua cụ chưa bao giờ chứng kiến tình trạng khô hạn tới mức “cỏ không thể mọc nổi” như năm nay.
Các bang bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của tình trạng hạn hán là vùng đồng bằng khu vực miền Trung và phía Nam, nhất là vùng thung lũng Ohio.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tình trạng nắng nóng và khô hạn năm nay đã ảnh hưởng tới 38%, nhiều khu vực tới 50%, các cánh đồng ngô và đậu nành thuộc 18 bang nông nghiệp của Mỹ. Chất lượng ngô và đậu nành cũng bị giảm do thời tiết khắc nghiệt. Nông dân một số nơi đã phải bán vội đàn gia súc vì thiếu cỏ và nguồn nước uống.
Tình trạng hạn hán năm ngoái riêng tại các bang miền Nam và Tây Nam nước Mỹ đã làm thiệt hại khoảng 12 tỷ USD. Tình trạng hạn hán năm nay đã nghiêm trọng tới mức có 26 bang đã phải ban bố tình trạng thảm họa thiên tai.
Tháng Sáu vừa qua được xác định là tháng có nhiệt độ cao thứ tư trên toàn cầu kể từ năm 1880, đánh dấu 328 tháng liên tục nhiệt độ toàn cầu cao hơn mức nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20./.
Các cánh đồng ngô và đậu nành ở các bang Illinois và Iowa như bị đốt cháy. Ngay cả mực nước con sông dài nhất nhì thế giới Mississippi cũng hạ xuống mức thấp hiếm thấy. Đó là cảnh tượng về tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong gần 60 năm qua đã và đang hoành hành khắp lãnh thổ, nhất là các bang nằm kẹt giữa nước Mỹ.
Thông báo ngày 16/7 của Trung tâm dữ liệu thời tiết quốc gia Mỹ (NCDC), cho biết có khoảng 71% lãnh thổ lục địa nước Mỹ phải chứng kiến tình trạng khô hạn trong tháng Sáu, trong đó 55% bị khô hạn nghiêm trọng và 33% bị khô hạn cực kỳ nghiêm trọng. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 12/1956 xảy ra tình trạng hạn hán quy mô lớn như trên tại lãnh thổ Mỹ.
Tháng Sáu cũng được coi là tháng có tình trạng khí hậu khô và nắng nóng thứ ba trên toàn nước Mỹ trong ít nhất 118 năm qua.
Thống đốc bang Illinois, ông Pat Quinn ngày 16/7 đã bổ sung thêm bảy quận huyện vào danh sách 26 quận huyện đã thuộc diện “thảm họa thiên nhiên," cho phép các chủ trang trại có thể tiếp cận các nguồn cứu trợ của chính phủ liên bang.
Cụ Don Hudson, lão nông thuộc bang Arkansas cho biết 83 năm qua cụ chưa bao giờ chứng kiến tình trạng khô hạn tới mức “cỏ không thể mọc nổi” như năm nay.
Các bang bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của tình trạng hạn hán là vùng đồng bằng khu vực miền Trung và phía Nam, nhất là vùng thung lũng Ohio.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tình trạng nắng nóng và khô hạn năm nay đã ảnh hưởng tới 38%, nhiều khu vực tới 50%, các cánh đồng ngô và đậu nành thuộc 18 bang nông nghiệp của Mỹ. Chất lượng ngô và đậu nành cũng bị giảm do thời tiết khắc nghiệt. Nông dân một số nơi đã phải bán vội đàn gia súc vì thiếu cỏ và nguồn nước uống.
Tình trạng hạn hán năm ngoái riêng tại các bang miền Nam và Tây Nam nước Mỹ đã làm thiệt hại khoảng 12 tỷ USD. Tình trạng hạn hán năm nay đã nghiêm trọng tới mức có 26 bang đã phải ban bố tình trạng thảm họa thiên tai.
Tháng Sáu vừa qua được xác định là tháng có nhiệt độ cao thứ tư trên toàn cầu kể từ năm 1880, đánh dấu 328 tháng liên tục nhiệt độ toàn cầu cao hơn mức nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20./.
(TTXVN)