Ngày 13/4, Mỹ và Hàn Quốc đã đề xuất nối lại thỏa thuận viện trợ năm 2005 - hiện không còn hiệu lực - với Triều Tiên, theo đó tạo điều kiện để Bình Nhưỡng thực thi "những bước đi có ý nghĩa" nhằm giải trừ hạt nhân.
Trong tuyên bố chung đưa ra khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kết thúc chuyến thăm đầu tiên tới Seoul, hai nước đã nhất trí đặt trọng tâm vào biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố có đoạn viết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích Triều Tiên đưa ra lựa chọn đúng đắn. Nếu Triều Tiên làm vậy, chúng tôi sẵn sàng thực hiện các cam kết trong Tuyên bố chung sáu bên 2005," ý nói tới thỏa thuận Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa để đổi hàng viện trợ.
Mỹ và các đồng minh cho rằng Bình Nhưỡng đã vi phạm thỏa thuận năm 2005 khi tiến hành thử hạt nhân năm 2006 và theo đuổi chương trình làm giàu urani, qua đó mang lại cho Bình Nhưỡng con đường thứ hai để chế tạo vũ khí hạt nhân, bên cạnh chương trình dựa vào plutôni.
Trong tuyên bố chung nói trên, Mỹ cũng hoan nghênh "tiến bộ trong việc xây dựng lòng tin" mà Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đề xuất. Tuy nhiên, ông cũng nói rõ rằng việc giảm căng thẳng đòi hỏi sự hợp tác từ tất cả các bên, đặc biệt là Trung Quốc.
Trước đó, trong một cuộc họp với các quan chức đảng cầm quyền ngày 12/4, bà Park cho rằng Seoul nên gặp gỡ Bình Nhưỡng và "lắng nghe những gì Triều Tiên nghĩ."
Trong một biểu hiện khác cho thấy Mỹ mong muốn giảm căng thẳng, trong thời gian ở thăm Hàn Quốc, ông Kerry đã không đến làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới liên Triều.
Kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc, sáng 13/4, ông Kerry đã tới Bắc Kinh nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc kiềm chế Triều Tiên và cung cấp một nền tảng cho Seoul hóa giải căng thẳng với Bình Nhưỡng.
[Kerry: Tình hình bán đảo Triều Tiên "rất nguy hiểm"]
Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm, ông sẽ hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Vương Nghị và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau đó, ngày 14/4, ông sẽ tới Nhật Bản, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm Đông Á trước khi về nước.
Trong một diễn biến khác, ngày 12/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bày tỏ ủng hộ ý tưởng của Thụy Sĩ tổ chức cuộc đàm phán sáu bên - gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản và hai miền Triều Tiên - trong nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng liên quan đến Triều Tiên.
Ông Lavrov đã đưa ra phát biểu trên sau cuộc gặp với người đồng cấp Thụy Sĩ Didier Burkhalter trong đó Bern thông báo ý định đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán sáu bên tại nước này.
Các cuộc đàm phán sáu bên đã ngưng trệ từ năm 2009 sau khi Triều Tiên rút khỏi vòng đối thoại này nhằm phản đối các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc liên quan đến chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng./.
Trong tuyên bố chung đưa ra khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kết thúc chuyến thăm đầu tiên tới Seoul, hai nước đã nhất trí đặt trọng tâm vào biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố có đoạn viết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích Triều Tiên đưa ra lựa chọn đúng đắn. Nếu Triều Tiên làm vậy, chúng tôi sẵn sàng thực hiện các cam kết trong Tuyên bố chung sáu bên 2005," ý nói tới thỏa thuận Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa để đổi hàng viện trợ.
Mỹ và các đồng minh cho rằng Bình Nhưỡng đã vi phạm thỏa thuận năm 2005 khi tiến hành thử hạt nhân năm 2006 và theo đuổi chương trình làm giàu urani, qua đó mang lại cho Bình Nhưỡng con đường thứ hai để chế tạo vũ khí hạt nhân, bên cạnh chương trình dựa vào plutôni.
Trong tuyên bố chung nói trên, Mỹ cũng hoan nghênh "tiến bộ trong việc xây dựng lòng tin" mà Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đề xuất. Tuy nhiên, ông cũng nói rõ rằng việc giảm căng thẳng đòi hỏi sự hợp tác từ tất cả các bên, đặc biệt là Trung Quốc.
Trước đó, trong một cuộc họp với các quan chức đảng cầm quyền ngày 12/4, bà Park cho rằng Seoul nên gặp gỡ Bình Nhưỡng và "lắng nghe những gì Triều Tiên nghĩ."
Trong một biểu hiện khác cho thấy Mỹ mong muốn giảm căng thẳng, trong thời gian ở thăm Hàn Quốc, ông Kerry đã không đến làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới liên Triều.
Kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc, sáng 13/4, ông Kerry đã tới Bắc Kinh nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc kiềm chế Triều Tiên và cung cấp một nền tảng cho Seoul hóa giải căng thẳng với Bình Nhưỡng.
[Kerry: Tình hình bán đảo Triều Tiên "rất nguy hiểm"]
Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm, ông sẽ hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Vương Nghị và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau đó, ngày 14/4, ông sẽ tới Nhật Bản, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm Đông Á trước khi về nước.
Trong một diễn biến khác, ngày 12/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bày tỏ ủng hộ ý tưởng của Thụy Sĩ tổ chức cuộc đàm phán sáu bên - gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản và hai miền Triều Tiên - trong nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng liên quan đến Triều Tiên.
Ông Lavrov đã đưa ra phát biểu trên sau cuộc gặp với người đồng cấp Thụy Sĩ Didier Burkhalter trong đó Bern thông báo ý định đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán sáu bên tại nước này.
Các cuộc đàm phán sáu bên đã ngưng trệ từ năm 2009 sau khi Triều Tiên rút khỏi vòng đối thoại này nhằm phản đối các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc liên quan đến chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng./.
(TTXVN)