Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam.
Theo đó, thuế chống bán phá giá cá tra của một số doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Mỹ từ giai đoạn 1/8/2008 đến 31/7/2009 giảm xuống 0% thay cho đề xuất 130% trước đó.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, đây là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần 6 (POR6) về thuế chống bán phá giá cá tra.
Việc thuế chống bán phá giá cá tra giảm thấp so với mức 130% của lần xem xét trước (công bố vào tháng 9/2010) do DOC chọn Bangladesh làm quốc gia thứ ba thay thế để tính biên độ chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam thay vì Philippines.
Bangladesh được coi là nước tương đồng với Việt Nam về trình độ nuôi, chi phí đầu vào như lao động, giá thức ăn. Tuy nhiên DOC vẫn giữ nguyên mức thuế 2,11 USD/kg dành cho doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu vào Mỹ.
Năm 2010, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 130 triệu USD, chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra. Mỹ cũng là thị trường có giá xuất khẩu nằm trong tốp cao nhất nên nếu mức thuế 130% vẫn được giữ nguyên, cá tra Việt Nam sẽ khó cạnh tranh ở thị trường Mỹ.
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường do nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu, nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.
Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện khi kết quả điều tra cho thấy hàng nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%). Ngược lại hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ./.
Theo đó, thuế chống bán phá giá cá tra của một số doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Mỹ từ giai đoạn 1/8/2008 đến 31/7/2009 giảm xuống 0% thay cho đề xuất 130% trước đó.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, đây là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần 6 (POR6) về thuế chống bán phá giá cá tra.
Việc thuế chống bán phá giá cá tra giảm thấp so với mức 130% của lần xem xét trước (công bố vào tháng 9/2010) do DOC chọn Bangladesh làm quốc gia thứ ba thay thế để tính biên độ chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam thay vì Philippines.
Bangladesh được coi là nước tương đồng với Việt Nam về trình độ nuôi, chi phí đầu vào như lao động, giá thức ăn. Tuy nhiên DOC vẫn giữ nguyên mức thuế 2,11 USD/kg dành cho doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu vào Mỹ.
Năm 2010, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 130 triệu USD, chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra. Mỹ cũng là thị trường có giá xuất khẩu nằm trong tốp cao nhất nên nếu mức thuế 130% vẫn được giữ nguyên, cá tra Việt Nam sẽ khó cạnh tranh ở thị trường Mỹ.
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường do nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu, nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.
Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện khi kết quả điều tra cho thấy hàng nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%). Ngược lại hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)