Trong một động thái nhằm tiếp tục gây sức ép đối với chính quyền của Tổng thống Sudan, Omar al-Bashir, ngày 27/10, Mỹ đã chính thức gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này.
Quyết định gia hạn thêm một năm nói trên, mà Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo chính thức trong một bức thư gửi Quốc hội, được đưa ra sau khi Washington trung tuần tháng này công bố chiến lược nước đôi đối với Sudan, theo đó Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp khích lệ và gây sức ép nhằm thuyết phục Chính phủ Khartoum chấm dứt xung đột và nạn diệt chủng ở Dafur.
Tổng thống Obama nêu rõ việc gia hạn lệnh trừng phạt đối với Sudan là nhằm đối phó với các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ, do các hành động và chính sách của Khartoum gây ra. Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Sudan kể từ cuối những năm 1990 của thế kỷ trước. Nước này cũng bị Mỹ liệt vào danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố và nhiều quan chức Sudan bị cấm tới Mỹ cũng như bị phong tỏa tài sản.
Cuộc xung đột ở Dafur bắt đầu vào tháng 2/2003 khi những kẻ nổi dậy thuộc người thiểu số châu Phi cầm vũ khí chống lại Chính phủ Sudan do người Arập chi phối ở Khartoum. Các quan chức Liên hợp quốc cho biết cuộc xung đột này đã khiến ít nhất 300.000 người chết do bạo lực, bệnh tật và mất nhà cửa.
Vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc chiến giai đoạn 2003-2005, có khoảng 2,5 triệu người bị mất nhà cửa. Đây được coi là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trên thế giới. Tổng thống Omar al-Bashir của Sudan đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cáo buộc phạm các tội ác chống lại loài người và các tội ác chiến tranh./.
Quyết định gia hạn thêm một năm nói trên, mà Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo chính thức trong một bức thư gửi Quốc hội, được đưa ra sau khi Washington trung tuần tháng này công bố chiến lược nước đôi đối với Sudan, theo đó Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp khích lệ và gây sức ép nhằm thuyết phục Chính phủ Khartoum chấm dứt xung đột và nạn diệt chủng ở Dafur.
Tổng thống Obama nêu rõ việc gia hạn lệnh trừng phạt đối với Sudan là nhằm đối phó với các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ, do các hành động và chính sách của Khartoum gây ra. Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Sudan kể từ cuối những năm 1990 của thế kỷ trước. Nước này cũng bị Mỹ liệt vào danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố và nhiều quan chức Sudan bị cấm tới Mỹ cũng như bị phong tỏa tài sản.
Cuộc xung đột ở Dafur bắt đầu vào tháng 2/2003 khi những kẻ nổi dậy thuộc người thiểu số châu Phi cầm vũ khí chống lại Chính phủ Sudan do người Arập chi phối ở Khartoum. Các quan chức Liên hợp quốc cho biết cuộc xung đột này đã khiến ít nhất 300.000 người chết do bạo lực, bệnh tật và mất nhà cửa.
Vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc chiến giai đoạn 2003-2005, có khoảng 2,5 triệu người bị mất nhà cửa. Đây được coi là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trên thế giới. Tổng thống Omar al-Bashir của Sudan đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cáo buộc phạm các tội ác chống lại loài người và các tội ác chiến tranh./.
(TTXVN/Vietnam+)