Ngày 14/5, Mỹ thông báo Tổng thống Barack Obama chính thức gia hạn một năm các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar vốn sẽ hết hiệu lực vào ngày 20/5 tới.
Với động thái mang tính thủ tục này, các công ty Mỹ tiếp tục bị cấm đầu tư vào Myanmar và quốc gia Đông Nam Á này cũng bị cấm xuất khẩu sang Mỹ.
Các lệnh trừng phạt của Washington cũng nhằm vào giới quân sự và những cá nhân có mối liên hệ với nhà cầm quyền Myanmar. Lần đầu tiên Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Myanmar là vào tháng 5/1997.
Quyết định trên của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Myanmar đang chuẩn bị kế hoạch cuối năm nay tiến hành cuộc bầu cử đầu tiên trong hơn 20 năm qua.
Ngày 9/5 vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, ông Kurt Campbell đã đến thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar trong chuyến thăm hai ngày và gặp các quan chức chính quyền nước này đồng thời có cuộc tiếp xúc với thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi. Cuộc tiếp xúc diễn ra tại Nhà khách Chính phủ ở Yangon, do Chính phủ Myanmar sắp xếp./.
Với động thái mang tính thủ tục này, các công ty Mỹ tiếp tục bị cấm đầu tư vào Myanmar và quốc gia Đông Nam Á này cũng bị cấm xuất khẩu sang Mỹ.
Các lệnh trừng phạt của Washington cũng nhằm vào giới quân sự và những cá nhân có mối liên hệ với nhà cầm quyền Myanmar. Lần đầu tiên Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Myanmar là vào tháng 5/1997.
Quyết định trên của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Myanmar đang chuẩn bị kế hoạch cuối năm nay tiến hành cuộc bầu cử đầu tiên trong hơn 20 năm qua.
Ngày 9/5 vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, ông Kurt Campbell đã đến thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar trong chuyến thăm hai ngày và gặp các quan chức chính quyền nước này đồng thời có cuộc tiếp xúc với thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi. Cuộc tiếp xúc diễn ra tại Nhà khách Chính phủ ở Yangon, do Chính phủ Myanmar sắp xếp./.
(TTXVN/Vietnam+)