Năm 2012, cùng với sự chuyển dịch trọng điểm chiến lược toàn cầu sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ đã gặt hái nhiều lợi lộc từ các hợp đồng buôn bán vũ khí và các thiết bị chiến tranh với các quốc gia châu Á.
Các số liệu công bố ngày 1/1 cho biết trong tài khóa 2012 các thỏa thuận bán vũ khí với các nước nằm trong phạm vi phụ trách của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ đạt tổng cộng 13,7 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2011, chưa kể các hợp đồng đang trong quá trình thương thảo.
Các hợp đồng của Mỹ bán vũ khí cho Ấn Độ hiện đã tăng lên mức 8 tỷ USD từ con số gần như bằng 0 năm 2008. Xuất khẩu vũ khí Mỹ sang Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục tăng với chủ trương của Ấn Độ chi 100 tỷ USD trong thập kỷ tới để nâng cấp kho thiết bị chiến tranh. Đồng minh Nhật Bản đã quyết định chọn loại máy bay đa năng F-35 thay thế cho phi đội máy bay F-4 già nua, với tổng giá trị hợp đồng đã ký và sẽ ký có thể lên tới 5 tỷ USD.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã nhận được hợp đồng 1,85 tỷ USD để trang bị hệ thống rađa hiện đại cho toàn bộ 145 máy bay F-16 của Đài Loan. Tháng 12/2012, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã đề nghị Quốc hội phê chuẩn kế hoạch bán cho Hàn Quốc 4 máy bay do thám hiện đại không người lái Global Hawk (RQ-4) với giá 1,2 tỷ USD.
Hàn Quốc và Singapore cũng đang cân nhắc có thể đặt mua các máy bay F-35 của Mỹ trong khi Đài Loan vẫn tiếp tục tìm kiếm hợp đồng mua máy bay F-16 hiện đại. Các nước vùng Vịnh tiếp tục là bạn hàng lớn của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Mỹ. Cuối năm 2011, Arập Xêút đã ký hợp đồng lớn chưa từng có 29,4 tỷ USD mua máy báy F-15 do hãng Boeing của Mỹ chế tạo.
Trong cả năm 2012 tổng cộng 65 đơn đặt hàng mua vũ khí của các nước đã được gửi lên Quốc hội Mỹ với tổng trị giá hơn 63 tỷ USD, thấp hơn mức 66,3 tỷ USD của năm 2011. Tuy nhiên, các con số trên chưa kể các hợp đồng do Văn phòng Bộ Ngoại giao Mỹ trực tiếp xử lý. Các chuyên gia dự báo, trong 5 năm tới nhu cầu mua vũ khí Mỹ của thế giới tiếp tục gia tăng, nhất là trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải căng thẳng hơn tại một số khu vực của châu Á./.
Các số liệu công bố ngày 1/1 cho biết trong tài khóa 2012 các thỏa thuận bán vũ khí với các nước nằm trong phạm vi phụ trách của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ đạt tổng cộng 13,7 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2011, chưa kể các hợp đồng đang trong quá trình thương thảo.
Các hợp đồng của Mỹ bán vũ khí cho Ấn Độ hiện đã tăng lên mức 8 tỷ USD từ con số gần như bằng 0 năm 2008. Xuất khẩu vũ khí Mỹ sang Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục tăng với chủ trương của Ấn Độ chi 100 tỷ USD trong thập kỷ tới để nâng cấp kho thiết bị chiến tranh. Đồng minh Nhật Bản đã quyết định chọn loại máy bay đa năng F-35 thay thế cho phi đội máy bay F-4 già nua, với tổng giá trị hợp đồng đã ký và sẽ ký có thể lên tới 5 tỷ USD.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã nhận được hợp đồng 1,85 tỷ USD để trang bị hệ thống rađa hiện đại cho toàn bộ 145 máy bay F-16 của Đài Loan. Tháng 12/2012, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã đề nghị Quốc hội phê chuẩn kế hoạch bán cho Hàn Quốc 4 máy bay do thám hiện đại không người lái Global Hawk (RQ-4) với giá 1,2 tỷ USD.
Hàn Quốc và Singapore cũng đang cân nhắc có thể đặt mua các máy bay F-35 của Mỹ trong khi Đài Loan vẫn tiếp tục tìm kiếm hợp đồng mua máy bay F-16 hiện đại. Các nước vùng Vịnh tiếp tục là bạn hàng lớn của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Mỹ. Cuối năm 2011, Arập Xêút đã ký hợp đồng lớn chưa từng có 29,4 tỷ USD mua máy báy F-15 do hãng Boeing của Mỹ chế tạo.
Trong cả năm 2012 tổng cộng 65 đơn đặt hàng mua vũ khí của các nước đã được gửi lên Quốc hội Mỹ với tổng trị giá hơn 63 tỷ USD, thấp hơn mức 66,3 tỷ USD của năm 2011. Tuy nhiên, các con số trên chưa kể các hợp đồng do Văn phòng Bộ Ngoại giao Mỹ trực tiếp xử lý. Các chuyên gia dự báo, trong 5 năm tới nhu cầu mua vũ khí Mỹ của thế giới tiếp tục gia tăng, nhất là trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải căng thẳng hơn tại một số khu vực của châu Á./.
(Vietnam+)