Trong một bước đi phản ánh rõ tâm trạng thất vọng với đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định gia hạn vô thời hạn gói cứu trợ lần thứ ba (QE3), được bắt đầu từ tháng 9/2012 nhưng sẽ hết hạn vào cuối năm nay.
Tại cuộc họp thường kỳ ngày 12/12, Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC) với tỷ lệ 11 phiếu ủng hộ và 1 phiếu chống, đã quyết định gia hạn gói cứu trợ thứ ba nhưng với mức trung bình mỗi tháng tung vào thị trường 45 tỷ USD, thay vì 40 tỷ USD như trước đây, để mua lại những trái phiếu liên quan tới thế chấp.
Mục đích của cơ quan hoạch định chính sách của FED là giữ cho lãi suất của các khoản vay nóng giữa các ngân hàng thương mại ở mức gần bằng 0 từ tháng 12/2008 nhằm kích thích đầu tư và tín dụng để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 6,5%.
Cùng với việc tăng nguồn tiền mặt đổ vào thị trường, FED tiếp tục có các biện pháp để giữ cho tỷ lệ lạm phát cơ bản hiện ở mức dưới 2% sẽ không vượt quá 2,5% trong vòng hai năm tới.
Thông báo sau cuộc họp của FOMC cho biết các quan chức của FED vẫn lo ngại rằng nếu không có các chính sách tài chính hiệu quả, sự phục hồi của nền kinh tế sẽ không đủ mạnh để cải thiện thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 11 vừa qua là 7,7% so với 7,9% trong tháng 10.
Gói cứu trợ mới là sự mở rộng kế hoạch 2.800 tỷ USD mà FED đã tung vào thị trường để giúp nền kinh tế Mỹ khắc phục hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng 2007-2009.
Mặc dù gói cứu trợ mới của FED đã có tác dụng làm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 3/2012 tăng trưởng 2,7%, gấp hơn hai lần mức tăng 1,3% trong quý trước đó, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế dự báo tốc độ tăng GDP trong quý cuối cùng của năm 2012 sẽ giảm mạnh, có thể chỉ đạt 1,2%.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp của FOMC, Chủ tịch FED Ben Bernanke một lần nữa lên tiếng cảnh báo nếu Nhà Trắng và phe Cộng hòa tại Quốc hội không sớm nhượng bộ lẫn nhau để thông qua chính sách cải cách bộ luật thuế và cắt giảm chi tiêu thì ngay đầu năm tới, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể lại rơi vào một đợt suy thoái mới khi hàng loạt thứ thuế sẽ gia tăng và ngân sách của các bộ ngành sẽ tự động bị cắt giảm.
Một số quan chức FED lạc quan dự báo nếu tình trạng bế tắc tài chính hiện nay được khai thông, GDP của Mỹ trong năm 2013 có thể tăng từ 2,5% đến 3% và tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm xuống mức 6,5%, thậm chí 6%, vào cuối năm 2015./.
Tại cuộc họp thường kỳ ngày 12/12, Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC) với tỷ lệ 11 phiếu ủng hộ và 1 phiếu chống, đã quyết định gia hạn gói cứu trợ thứ ba nhưng với mức trung bình mỗi tháng tung vào thị trường 45 tỷ USD, thay vì 40 tỷ USD như trước đây, để mua lại những trái phiếu liên quan tới thế chấp.
Mục đích của cơ quan hoạch định chính sách của FED là giữ cho lãi suất của các khoản vay nóng giữa các ngân hàng thương mại ở mức gần bằng 0 từ tháng 12/2008 nhằm kích thích đầu tư và tín dụng để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 6,5%.
Cùng với việc tăng nguồn tiền mặt đổ vào thị trường, FED tiếp tục có các biện pháp để giữ cho tỷ lệ lạm phát cơ bản hiện ở mức dưới 2% sẽ không vượt quá 2,5% trong vòng hai năm tới.
Thông báo sau cuộc họp của FOMC cho biết các quan chức của FED vẫn lo ngại rằng nếu không có các chính sách tài chính hiệu quả, sự phục hồi của nền kinh tế sẽ không đủ mạnh để cải thiện thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 11 vừa qua là 7,7% so với 7,9% trong tháng 10.
Gói cứu trợ mới là sự mở rộng kế hoạch 2.800 tỷ USD mà FED đã tung vào thị trường để giúp nền kinh tế Mỹ khắc phục hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng 2007-2009.
Mặc dù gói cứu trợ mới của FED đã có tác dụng làm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 3/2012 tăng trưởng 2,7%, gấp hơn hai lần mức tăng 1,3% trong quý trước đó, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế dự báo tốc độ tăng GDP trong quý cuối cùng của năm 2012 sẽ giảm mạnh, có thể chỉ đạt 1,2%.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp của FOMC, Chủ tịch FED Ben Bernanke một lần nữa lên tiếng cảnh báo nếu Nhà Trắng và phe Cộng hòa tại Quốc hội không sớm nhượng bộ lẫn nhau để thông qua chính sách cải cách bộ luật thuế và cắt giảm chi tiêu thì ngay đầu năm tới, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể lại rơi vào một đợt suy thoái mới khi hàng loạt thứ thuế sẽ gia tăng và ngân sách của các bộ ngành sẽ tự động bị cắt giảm.
Một số quan chức FED lạc quan dự báo nếu tình trạng bế tắc tài chính hiện nay được khai thông, GDP của Mỹ trong năm 2013 có thể tăng từ 2,5% đến 3% và tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm xuống mức 6,5%, thậm chí 6%, vào cuối năm 2015./.
(TTXVN)