Các quan chức tài chính Mỹ đang hướng tới vòng tiếp theo, dự kiến diễn ra cuối tuần này tại Washington, thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu nhưng họ lại đang vướng vào mâu thuẫn với các đối tác châu Âu xung quanh nỗ lực chung nhằm ngăn chặn sự rối loạn của thị trường khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn lời các chuyên gia cho biết Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cuối tuần qua đã tới Ba Lan để gặp gỡ lần thứ hai trong vòng 8 ngày với các quan chức tài chính chóp bu khu vực Eurozone.
Mục đích chuyến công du này là để chuyển tới các bộ trưởng tài chính 17 nước khu vực Eurozone những bài học mà ông Geithner rút ra được với tư cách từng là "chuyên gia chữa cháy" các vấn đề tài chính ở tầm mức toàn cầu vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Ông Geithner hối thúc các đồng nghiệp châu Âu trước hết hãy "có cùng tiếng nói" và tạm ngừng bàn tới chuyện giải thể một số thể chế của Eurozone để hợp sức ngăn chặn nguy cơ lây lan của tình hình. Giới chức Mỹ cho rằng Hy Lạp trước hết cần phải quyết liệt giải quyết các vấn đề để ngăn chặn nguy cơ bị phá sản vì "đốm lửa Hy Lạp nếu không ngăn chặn kịp thời thì nó có nguy cơ lây lan khắp châu lục, thậm chí trên toàn cầu."
Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói rằng các nhà lãnh đạo châu Âu chớ nên phó thác số phận của mình cho các nhà tài trợ chủ chốt của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong đó Mỹ đóng góp tới gần 17%. Các quan chức Mỹ cũng hối thúc các bộ trưởng tài chính châu Âu cắt giảm thuế và dùng các biện pháp chi tiêu để kích thích tăng trưởng.
Vấn đề là các nhà lãnh đạo châu Âu, những người đang phải vật lộn với các kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" không được lòng dân, lại cảm thấy khá nhạy cảm với nguy cơ bị người dân trong nước coi là "khuất phục trước áp lực từ bên ngoài."
Một số bộ trưởng tài chính Eurozone thậm chí còn quay lại hối thúc Mỹ và Nhật Bản trước hết hãy giải quyết các vấn đề tài chính của họ ở trong nước rồi mới nói tới chuyện khuyên người khác. Bộ trưởng Tài chính Áo cũng tỏ ý không hài lòng với nhận xét của ông Geithner cho rằng sự vận hành của nền kinh tế Áo thậm chí còn tệ hại hơn toàn bộ khu vực Eurozone.
Cuộc tranh cãi giữa Mỹ và châu Âu được dự báo sẽ tiếp tục tại cuộc họp cuối tuần này ở Washington giữa các nhà lãnh đạo tài chính từ 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn nhất thế giới (G-20)./.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn lời các chuyên gia cho biết Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cuối tuần qua đã tới Ba Lan để gặp gỡ lần thứ hai trong vòng 8 ngày với các quan chức tài chính chóp bu khu vực Eurozone.
Mục đích chuyến công du này là để chuyển tới các bộ trưởng tài chính 17 nước khu vực Eurozone những bài học mà ông Geithner rút ra được với tư cách từng là "chuyên gia chữa cháy" các vấn đề tài chính ở tầm mức toàn cầu vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Ông Geithner hối thúc các đồng nghiệp châu Âu trước hết hãy "có cùng tiếng nói" và tạm ngừng bàn tới chuyện giải thể một số thể chế của Eurozone để hợp sức ngăn chặn nguy cơ lây lan của tình hình. Giới chức Mỹ cho rằng Hy Lạp trước hết cần phải quyết liệt giải quyết các vấn đề để ngăn chặn nguy cơ bị phá sản vì "đốm lửa Hy Lạp nếu không ngăn chặn kịp thời thì nó có nguy cơ lây lan khắp châu lục, thậm chí trên toàn cầu."
Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói rằng các nhà lãnh đạo châu Âu chớ nên phó thác số phận của mình cho các nhà tài trợ chủ chốt của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong đó Mỹ đóng góp tới gần 17%. Các quan chức Mỹ cũng hối thúc các bộ trưởng tài chính châu Âu cắt giảm thuế và dùng các biện pháp chi tiêu để kích thích tăng trưởng.
Vấn đề là các nhà lãnh đạo châu Âu, những người đang phải vật lộn với các kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" không được lòng dân, lại cảm thấy khá nhạy cảm với nguy cơ bị người dân trong nước coi là "khuất phục trước áp lực từ bên ngoài."
Một số bộ trưởng tài chính Eurozone thậm chí còn quay lại hối thúc Mỹ và Nhật Bản trước hết hãy giải quyết các vấn đề tài chính của họ ở trong nước rồi mới nói tới chuyện khuyên người khác. Bộ trưởng Tài chính Áo cũng tỏ ý không hài lòng với nhận xét của ông Geithner cho rằng sự vận hành của nền kinh tế Áo thậm chí còn tệ hại hơn toàn bộ khu vực Eurozone.
Cuộc tranh cãi giữa Mỹ và châu Âu được dự báo sẽ tiếp tục tại cuộc họp cuối tuần này ở Washington giữa các nhà lãnh đạo tài chính từ 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn nhất thế giới (G-20)./.
(TTXVN/Vietnam+)