Ngay trước thềm cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng của Nhóm P5+1 (gồm Anh, Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Đức) và Iran, các nghị sỹ Mỹ một lần nữa để ngỏ khả năng nới lỏng lệnh trừng phạt Iran nếu nước này sớm có những bước đi cụ thể làm sáng tỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình.
Trong thư gửi Tổng thống Mỹ Barack Obama được công bố ngày 14/10, một nhóm gồm 10 thượng nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa hàng đầu nêu rõ Mỹ cùng các thành viên P5+1 nên cân nhắc một thỏa thuận hai bên cùng lùi bước, theo đó Iran ngừng làm giàu uranium và Mỹ ngừng thi hành các biện pháp trừng phạt mới.
Thỏa thuận này sẽ xoa dịu quan ngại của phương Tây rằng Iran sẽ dùng cuộc đàm phán như một công cụ câu giờ, còn với Iran, điều này sẽ giúp ngừng các biện pháp trừng phạt bổ sung vào nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này.
Tuy nhiên, lá thư do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sỹ Dân chủ Bob Menendez đứng đầu với chữ ký của 10 thượng nghị sỹ, trong đó có hai nhân vật kỳ cựu của đảng Cộng hòa John McCain và Lindsey Graham, cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết tiếp tục đe dọa dùng vũ lực và kêu gọi Tổng thống Obama tăng cường sức ép với Iran thông qua các biện pháp trừng phạt hiện nay.
Cùng ngày, một quan chức giấu tên của Mỹ cũng cho biết Washington có thể cân nhắc nới lỏng trừng phạt Tehran phù thuộc vào sự thiện chí của nước này. Quan chức trên nêu rõ Mỹ muốn Iran cam kết với ba nội dung lớn: phải có các bước đi cụ thể trong vấn đề sản xuất hạt nhân và các vật chất liên quan, đảm bảo sự minh bạch trong chương trình phát triển hạt nhân và có hành động cụ thể đối với việc cất trữ nguyên liệu hạt nhân.
Tuyên bố trên của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh cuộc họp cấp cao 2 ngày giữa P5+1 và Iran sắp chính thức khởi động tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 15/10 dưới sự chủ trì của quan chức cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton.
Theo nhận định của giới chuyên gia, cuộc đàm phán sẽ là một "phép thử" bước đầu đối với các cam kết mềm mỏng của tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người từ khi lên nắm quyền luôn khẳng định mong muốn chuyển hướng quan hệ giữa Iran và các nước phương Tây theo hướng tích cực.
Nhận định về kết quả cuộc đàm phán, các bên đều có những phát biểu thận trọng hơn. Trong khi chính quyền Washington lên tiếng khuyến cáo cộng đồng quốc tế không nên kỳ vọng vào một sự đột phá trong khoảng thời gian ngắn, bà Ashton cho biết bà đến với cuộc họp với tinh thần "quyết tâm, lạc quan nhưng thận trọng." Cũng theo bà, mục tiêu của cuộc đàm phán lần này là nhằm đi sâu vào chi tiết của các đề xuất và xem xét tất cả các khả năng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết ông không hoàn toàn bi quan về cuộc họp sắp tới song khẳng định tiến trình đàm phán còn nhiều khó khăn phía trước và sẽ cần tới thiện chí và quyết tâm của tất cả các bên. Theo ông, có thể cần khoảng một năm để đạt được một thỏa thuận chi tiết cho vấn đề hạt nhân Iran và ông hy vọng cuộc đàm phán tại Geneva sẽ giúp vạch lộ trình cho nhiều cuộc đối thoại cấp cao trong tương lai.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/10, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết hiện quá sớm để tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng giữa các nhà trung gian hòa giải quốc tế và Iran liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Ông nhấn mạnh cần phải có thêm nỗ lực để các ngoại trưởng Nhóm P5+1 phối hợp được với nhau.
Thứ trưởng Ryabkov cũng cho rằng việc Iran tuyên bố không có ý định xuất khẩu kho uranium đã được làm giàu ra khỏi nước này không nên là một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đối thoại về chương trình hạt nhân của Tehran.
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cho rằng một cuộc gặp cấp bộ trưởng có thể là cần thiết để đạt được thỏa thuận cuối cùng sau khi diễn ra các cuộc thương lượng giữa Iran và P5+1 tại Geneva./.
Trong thư gửi Tổng thống Mỹ Barack Obama được công bố ngày 14/10, một nhóm gồm 10 thượng nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa hàng đầu nêu rõ Mỹ cùng các thành viên P5+1 nên cân nhắc một thỏa thuận hai bên cùng lùi bước, theo đó Iran ngừng làm giàu uranium và Mỹ ngừng thi hành các biện pháp trừng phạt mới.
Thỏa thuận này sẽ xoa dịu quan ngại của phương Tây rằng Iran sẽ dùng cuộc đàm phán như một công cụ câu giờ, còn với Iran, điều này sẽ giúp ngừng các biện pháp trừng phạt bổ sung vào nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này.
Tuy nhiên, lá thư do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sỹ Dân chủ Bob Menendez đứng đầu với chữ ký của 10 thượng nghị sỹ, trong đó có hai nhân vật kỳ cựu của đảng Cộng hòa John McCain và Lindsey Graham, cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết tiếp tục đe dọa dùng vũ lực và kêu gọi Tổng thống Obama tăng cường sức ép với Iran thông qua các biện pháp trừng phạt hiện nay.
Cùng ngày, một quan chức giấu tên của Mỹ cũng cho biết Washington có thể cân nhắc nới lỏng trừng phạt Tehran phù thuộc vào sự thiện chí của nước này. Quan chức trên nêu rõ Mỹ muốn Iran cam kết với ba nội dung lớn: phải có các bước đi cụ thể trong vấn đề sản xuất hạt nhân và các vật chất liên quan, đảm bảo sự minh bạch trong chương trình phát triển hạt nhân và có hành động cụ thể đối với việc cất trữ nguyên liệu hạt nhân.
Tuyên bố trên của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh cuộc họp cấp cao 2 ngày giữa P5+1 và Iran sắp chính thức khởi động tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 15/10 dưới sự chủ trì của quan chức cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton.
Theo nhận định của giới chuyên gia, cuộc đàm phán sẽ là một "phép thử" bước đầu đối với các cam kết mềm mỏng của tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người từ khi lên nắm quyền luôn khẳng định mong muốn chuyển hướng quan hệ giữa Iran và các nước phương Tây theo hướng tích cực.
Nhận định về kết quả cuộc đàm phán, các bên đều có những phát biểu thận trọng hơn. Trong khi chính quyền Washington lên tiếng khuyến cáo cộng đồng quốc tế không nên kỳ vọng vào một sự đột phá trong khoảng thời gian ngắn, bà Ashton cho biết bà đến với cuộc họp với tinh thần "quyết tâm, lạc quan nhưng thận trọng." Cũng theo bà, mục tiêu của cuộc đàm phán lần này là nhằm đi sâu vào chi tiết của các đề xuất và xem xét tất cả các khả năng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết ông không hoàn toàn bi quan về cuộc họp sắp tới song khẳng định tiến trình đàm phán còn nhiều khó khăn phía trước và sẽ cần tới thiện chí và quyết tâm của tất cả các bên. Theo ông, có thể cần khoảng một năm để đạt được một thỏa thuận chi tiết cho vấn đề hạt nhân Iran và ông hy vọng cuộc đàm phán tại Geneva sẽ giúp vạch lộ trình cho nhiều cuộc đối thoại cấp cao trong tương lai.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/10, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết hiện quá sớm để tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng giữa các nhà trung gian hòa giải quốc tế và Iran liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Ông nhấn mạnh cần phải có thêm nỗ lực để các ngoại trưởng Nhóm P5+1 phối hợp được với nhau.
Thứ trưởng Ryabkov cũng cho rằng việc Iran tuyên bố không có ý định xuất khẩu kho uranium đã được làm giàu ra khỏi nước này không nên là một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đối thoại về chương trình hạt nhân của Tehran.
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cho rằng một cuộc gặp cấp bộ trưởng có thể là cần thiết để đạt được thỏa thuận cuối cùng sau khi diễn ra các cuộc thương lượng giữa Iran và P5+1 tại Geneva./.
(Vietnam+)