Mạng lưới Tư pháp Thuế cho biết, Mỹ hiện đứng đầu trong danh sách những nước đã để các cá nhân che giấu tài sản và cáo buộc các quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc cản trở những tiến bộ trong việc hạn chế các bí mật tài chính.
Trước cuộc họp của các bộ trưởng tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới tại Đức vào ngày 18/5, Mạng lưới Tư pháp Thuế kêu gọi việc đăng ký tài sản trên toàn cầu để chấm dứt tình trạng các cá nhân giàu có che giấu hàng nghìn tỷ USD.
Theo Giám đốc điều hành Mạng lưới Tư pháp Thuế, Alex Cobham, tổ chức này sẽ bắt đầu hạn chế các nhà tài phiệt Nga, cũng như những người trốn thuế, các chính trị gia tham nhũng và tội phạm có tổ chức trên toàn cầu giấu hoặc rửa tiền phi pháp.
Tuy nhiên, Mỹ, Anh, Đức, Italy và Nhật Bản đã kéo lùi những tiến bộ của toàn cầu, thúc đẩy bí mật tài chính thay vì ngăn chặn.
[Những lực cản trong chính sách thuế đối với giới siêu giàu của Mỹ]
Mạng lưới Tư pháp Thuế dẫn ước tính của Liên minh châu Âu về 10.000 tỷ USD đang được các cá nhân giàu có giữ ở nước ngoài thông qua các thỏa thuận bí mật. Con số này gấp 2,5 lần giá trị của số tiền giấy và tiền xu USD và euro đang được lưu thông trên toàn cầu hiện nay nay.
Mỹ dẫn đầu về chỉ số bí mật tài chính của Mạng lưới Tư pháp Thuế, đánh giá hệ thống tài chính và pháp lý của mỗi nước trong việc cho phép các cá nhân che giấu tiền được chuyển tiền từ nơi khác đến.
Lượng tài sản của các cá nhân được che giấu tại Mỹ đã tăng gần 1/3, với chỉ số bí mật tài chính kỷ lục và gấp đôi nước đứng thứ hai là Thụy Sỹ.
Một số bang của Mỹ có tiếng trong việc cho phép thành lập doanh nghiệp mà ít quan tâm đến người sở hữu và đánh thuế thấp.
Nhiều nước nhỏ đã có những nỗ lực trong việc yêu cầu công khai người sở hữu thực sự nhưng không làm giảm nhiều tình trạng bí mật tài chính trong năm 2021.
Tuy nhiên, báo cáo của Mạng lưới Tư pháp Thuế cho biết, nếu loại trừ Mỹ, Anh, Đức, Italy và Nhật Bản, tiến triển đạt được là hơn hai lần./.