Lầu Năm Góc ngày 5/8 đã thông báo với Quốc hội Mỹ về khả năng bán các hệ thống phòng không và thông tin liên lạc trị giá 2,7 tỷ USD cho Iraq.
Gói vũ khí đầu tiên trị giá 2,4 tỷ USD, bao gồm 681 tên lửa phòng không Stinger và 40 bệ phóng gắn trên xe chiến đấu, 3 khẩu đội tên lửa Hawk cùng 216 tên lửa Hawk.
Gói vũ khí thứ hai trị giá 339 triệu USD, bao gồm 19 hệ thống liên lạc vô tuyến cơ động và 10 hệ thống liên lạc vô tuyến vi ba.
Các hợp đồng mới nhất này sẽ nâng tổng giá trị của hàng loạt thương vụ vũ khí cho Iraq được trình lên Quốc hội Mỹ trong vòng hai tuần qua lên mức gần 5 tỷ USD.
Quốc hội Mỹ có 30 ngày để chặn đề xuất của Lầu Năm Góc, nếu không thì coi như các hợp đồng bán vũ khí này đã được ngầm thông qua.
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố thương vụ vũ khí mới này sẽ giúp Iraq cải thiện khả năng phòng không và giảm nguy cơ bị tấn công từ trên cao.
Việc Iraq không đủ khả năng kiểm soát không phận của họ cũng là một lý do khiến Lầu Năm Góc từng đề xuất duy trì sự có mặt của lực lượng Mỹ tại quốc gia vùng Vịnh này sau năm 2011. Nhưng cuối cùng, Mỹ vẫn quyết định rút toàn bộ binh sỹ khỏi đây sau khi Baghdad không chấp nhận cho binh lính Mỹ đóng trên lãnh thổ Iraq hưởng quyền miễn bị xét xử./.
Gói vũ khí đầu tiên trị giá 2,4 tỷ USD, bao gồm 681 tên lửa phòng không Stinger và 40 bệ phóng gắn trên xe chiến đấu, 3 khẩu đội tên lửa Hawk cùng 216 tên lửa Hawk.
Gói vũ khí thứ hai trị giá 339 triệu USD, bao gồm 19 hệ thống liên lạc vô tuyến cơ động và 10 hệ thống liên lạc vô tuyến vi ba.
Các hợp đồng mới nhất này sẽ nâng tổng giá trị của hàng loạt thương vụ vũ khí cho Iraq được trình lên Quốc hội Mỹ trong vòng hai tuần qua lên mức gần 5 tỷ USD.
Quốc hội Mỹ có 30 ngày để chặn đề xuất của Lầu Năm Góc, nếu không thì coi như các hợp đồng bán vũ khí này đã được ngầm thông qua.
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố thương vụ vũ khí mới này sẽ giúp Iraq cải thiện khả năng phòng không và giảm nguy cơ bị tấn công từ trên cao.
Việc Iraq không đủ khả năng kiểm soát không phận của họ cũng là một lý do khiến Lầu Năm Góc từng đề xuất duy trì sự có mặt của lực lượng Mỹ tại quốc gia vùng Vịnh này sau năm 2011. Nhưng cuối cùng, Mỹ vẫn quyết định rút toàn bộ binh sỹ khỏi đây sau khi Baghdad không chấp nhận cho binh lính Mỹ đóng trên lãnh thổ Iraq hưởng quyền miễn bị xét xử./.
(Vietnam+)