Ralph Langner, một chuyên gia về an ninh mạng người Đức, ngày 3/3 cho rằng ông tin Mỹ và Cơ quan tình báo Mossad của Israel đã dùng virus độc Stuxnet để tấn công chương trình hạt nhân của Iran.
Phân tích sâu về virus Stuxnet tại Hội nghị Công nghệ, giải trí và thiết kế (TED) ở thành phố Long Beach, miền Nam bang California của Mỹ, chuyên gia này nêu rõ sử dụng mã độc Stuxnet là mánh khóe nhằm kiểm soát trộm các van và roto tại nhà máy hạt nhân của Iran. Theo ông Langner, nguyên nhân khiến Mỹ và Israel thực hiện vụ tấn công mạng này là không muốn Iran phát triển bom nguyên tử.
Có rất nhiều hoài nghi rằng Israel đứng sau vụ virus Stuxnet tấn công các máy tính ở Iran trong khi Tehran chỉ trích Tel Aviv và Washington đã sát hại hai nhà khoa học hạt nhân của nước này hồi tháng 11/2010 và tháng 1/2011.
Trước đó, báo chí Mỹ cũng cho rằng hai cơ quan tình báo của Mỹ và Israel đã phối hợp phát triển "sâu máy tính" Stuxnet nhằm ngăn cản những nỗ lực của Iran trong việc chế tạo bom nguyên tử.
Dẫn các nguồn tin tình báo và chuyên gia quân sự, Thời báo New York ngày 15/1 vừa qua cho biết Israel đã tiến hành thử nghiệm hiệu quả của virus máy tính trên, được cho có thể làm dừng 1/5 số máy ly tâm hạt nhân của Iran hồi tháng 11 năm ngoái, làm chậm khả năng của nước này chế tạo vũ khí hạt nhân.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại khu liên hợp Dimona được kiểm soát nghiêm ngặt tại sa mạc Negev, Trung Đông. Giới chuyên gia và quan chức cho biết dự án phát triển "sâu" Stuxnet do Mỹ và Israel tiến hành, và có thể có cả Anh và Đức.
Hai nhiệm vụ chính của "sâu máy tính" Stuxnet là tấn công làm mất quyền điều khiển các máy li tâm hạt nhân của Iran và bí mật ghi lại các hoạt động trong các nhà máy điện hạt nhân. Hệ thống điều khiển mục tiêu máy tính Stuxnet do hãng Siemen (Đức) chế tạo.
Virus máy tính Stuxnet đã xâm nhập khoảng 30.000 địa chỉ thuê bao của Iran, trong đó có một số máy tính cá nhân của nhân viên nhà máy điện hạt nhân Bushehr. Đây là loại virus tự biến thể, được sử dụng để thu thập thông tin và lập trình lại hệ thống máy tính công nghiệp, đặc biệt để tấn công các hệ thống SCADA điều khiển và giám sát các quy trình công nghiệp.
Nga đã yêu cầu Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở cuộc điều tra về vụ "sâu máy tính" Stuxnet tấn công nhà máy điện Bushehr mà nước này giúp Iran xây dựng, cho rằng vụ này có thể dẫn đến một thảm họa Chernobyl mới./.
Phân tích sâu về virus Stuxnet tại Hội nghị Công nghệ, giải trí và thiết kế (TED) ở thành phố Long Beach, miền Nam bang California của Mỹ, chuyên gia này nêu rõ sử dụng mã độc Stuxnet là mánh khóe nhằm kiểm soát trộm các van và roto tại nhà máy hạt nhân của Iran. Theo ông Langner, nguyên nhân khiến Mỹ và Israel thực hiện vụ tấn công mạng này là không muốn Iran phát triển bom nguyên tử.
Có rất nhiều hoài nghi rằng Israel đứng sau vụ virus Stuxnet tấn công các máy tính ở Iran trong khi Tehran chỉ trích Tel Aviv và Washington đã sát hại hai nhà khoa học hạt nhân của nước này hồi tháng 11/2010 và tháng 1/2011.
Trước đó, báo chí Mỹ cũng cho rằng hai cơ quan tình báo của Mỹ và Israel đã phối hợp phát triển "sâu máy tính" Stuxnet nhằm ngăn cản những nỗ lực của Iran trong việc chế tạo bom nguyên tử.
Dẫn các nguồn tin tình báo và chuyên gia quân sự, Thời báo New York ngày 15/1 vừa qua cho biết Israel đã tiến hành thử nghiệm hiệu quả của virus máy tính trên, được cho có thể làm dừng 1/5 số máy ly tâm hạt nhân của Iran hồi tháng 11 năm ngoái, làm chậm khả năng của nước này chế tạo vũ khí hạt nhân.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại khu liên hợp Dimona được kiểm soát nghiêm ngặt tại sa mạc Negev, Trung Đông. Giới chuyên gia và quan chức cho biết dự án phát triển "sâu" Stuxnet do Mỹ và Israel tiến hành, và có thể có cả Anh và Đức.
Hai nhiệm vụ chính của "sâu máy tính" Stuxnet là tấn công làm mất quyền điều khiển các máy li tâm hạt nhân của Iran và bí mật ghi lại các hoạt động trong các nhà máy điện hạt nhân. Hệ thống điều khiển mục tiêu máy tính Stuxnet do hãng Siemen (Đức) chế tạo.
Virus máy tính Stuxnet đã xâm nhập khoảng 30.000 địa chỉ thuê bao của Iran, trong đó có một số máy tính cá nhân của nhân viên nhà máy điện hạt nhân Bushehr. Đây là loại virus tự biến thể, được sử dụng để thu thập thông tin và lập trình lại hệ thống máy tính công nghiệp, đặc biệt để tấn công các hệ thống SCADA điều khiển và giám sát các quy trình công nghiệp.
Nga đã yêu cầu Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở cuộc điều tra về vụ "sâu máy tính" Stuxnet tấn công nhà máy điện Bushehr mà nước này giúp Iran xây dựng, cho rằng vụ này có thể dẫn đến một thảm họa Chernobyl mới./.
(TTXVN/Vietnam+)