Theo mạng Khoa học và Đời sống (Mỹ), nhà khoa học Axel Mellinger thuộc Đại học Michigan (Mỹ) đã sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh kỹ thuật số để ghép thành công bức ảnh toàn cảnh về dải Ngân hà từ hơn 3.000 bức ảnh khác nhau.
Để hoàn thiện được công trình kỳ vĩ này, nhà khoa học Mellinger đã phải mất 22 tháng trời và đi một quãng đường dài hơn 260.000 dặm Anh ở Nam Phi để chụp hơn 3.000 bức ảnh về dải Ngân hà vào ban đêm.
Bên cạnh đó, nhà khoa học Mellinger đã sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh kỹ thuật số và phải làm việc trên máy tính hàng trăm giờ đồng hồ.
Mellinger cho rằng do ảnh hưởng của ánh sáng từ máy ảnh và độ sáng khác nhau mỗi lần chụp, việc chuyển chúng thành các bức ảnh có độ sáng tương đồng là công việc cực kỳ phức tạp.
Để giải quyết vấn đề này, Mellinger đã tận dụng số liệu của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) để so sánh đối chiếu về độ sáng của các ngôi sao khác nhau, qua đó bỏ đi những ánh sáng không cần thiết.
Theo Axel Mellinger, bức ảnh toàn cảnh về dải Ngân hà này đã thể hiện được hàng trăm chòm sao và tinh vân mà mắt thường không thể quan sát được./.
Để hoàn thiện được công trình kỳ vĩ này, nhà khoa học Mellinger đã phải mất 22 tháng trời và đi một quãng đường dài hơn 260.000 dặm Anh ở Nam Phi để chụp hơn 3.000 bức ảnh về dải Ngân hà vào ban đêm.
Bên cạnh đó, nhà khoa học Mellinger đã sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh kỹ thuật số và phải làm việc trên máy tính hàng trăm giờ đồng hồ.
Mellinger cho rằng do ảnh hưởng của ánh sáng từ máy ảnh và độ sáng khác nhau mỗi lần chụp, việc chuyển chúng thành các bức ảnh có độ sáng tương đồng là công việc cực kỳ phức tạp.
Để giải quyết vấn đề này, Mellinger đã tận dụng số liệu của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) để so sánh đối chiếu về độ sáng của các ngôi sao khác nhau, qua đó bỏ đi những ánh sáng không cần thiết.
Theo Axel Mellinger, bức ảnh toàn cảnh về dải Ngân hà này đã thể hiện được hàng trăm chòm sao và tinh vân mà mắt thường không thể quan sát được./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)