Theo phóng viên TTXVN tại Washington, kể từ ngày 13/6, công chúng có thể tiếp cận tài liệu tối mật của Chính phủ Mỹ về Chiến tranh Việt Nam trên Internet hoặc trực tiếp tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon ở Yorba Linda thuộc bang California, Mỹ.
Toàn bộ 7.000 trang của tập tài liệu có tên gọi là "Quan hệ Mỹ-Việt Nam giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện" đã được cơ quan Lưu trữ Quốc gia của Mỹ chính thức công bố ngày 13/6, đúng 40 năm sau khi tài liệu này bị rò rỉ. Tài liệu do Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Robert McNamara yêu cầu soạn thảo vào tháng 6/1967 nhằm ghi lại lịch sử cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Một phần tài liệu, còn gọi là "Hồ sơ Lầu Năm Góc," lần đầu tiên được công bố trên nhật báo hàng đầu của Mỹ là tờ Thời báo New York vào năm 1971.
Tài liệu do Daniel Ellsberg, cựu chiến binh thủy quân lục chiến của Mỹ, cung cấp cho báo trên cho thấy chính quyền của Tổng thống Lyndon Johnson khi đó đã bí mật leo thang chiến tranh và nói dối quốc hội cũng như công chúng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Ngay sau khi một phần tài liệu bị tiết lộ, làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam đã nổi lên dữ dội khiến Tổng thống Johnson quyết định không tái tranh cử.
Tuy nhiên, theo ông Ellsberg, nay là nhà phân tích quân sự, ông không trông đợi sẽ tìm thấy tiết lộ nào quan trọng trong tập hồ sơ dày 7.000 trang này vì phần lớn nội dung của tài liệu đã được trình bày tại các cuộc hội thảo của Quốc hội Mỹ hoặc dưới các hình thức khác trong vòng 40 năm qua.
So với bản tài liệu "Hồ sơ Lầu Năm Góc" được Thượng nghị sỹ Mike Gravel của Đảng Dân chủ bang Alaska công bố vào năm 1971 thì bản giải mật lần này có thêm 2.384 trang nhưng lại thiếu nhiều phần so với bản do Ủy ban Quân Lực Hạ viện Mỹ công bố cũng vào năm 1971.
Cũng năm đó, ông Ellsberg không tiết lộ phần liên quan tới các cuộc thương lượng về hòa bình giữa chính quyền Mỹ lúc đó và Hà Nội nhưng phần này đã được giải mật vài năm sau đó./.
Toàn bộ 7.000 trang của tập tài liệu có tên gọi là "Quan hệ Mỹ-Việt Nam giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện" đã được cơ quan Lưu trữ Quốc gia của Mỹ chính thức công bố ngày 13/6, đúng 40 năm sau khi tài liệu này bị rò rỉ. Tài liệu do Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Robert McNamara yêu cầu soạn thảo vào tháng 6/1967 nhằm ghi lại lịch sử cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Một phần tài liệu, còn gọi là "Hồ sơ Lầu Năm Góc," lần đầu tiên được công bố trên nhật báo hàng đầu của Mỹ là tờ Thời báo New York vào năm 1971.
Tài liệu do Daniel Ellsberg, cựu chiến binh thủy quân lục chiến của Mỹ, cung cấp cho báo trên cho thấy chính quyền của Tổng thống Lyndon Johnson khi đó đã bí mật leo thang chiến tranh và nói dối quốc hội cũng như công chúng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Ngay sau khi một phần tài liệu bị tiết lộ, làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam đã nổi lên dữ dội khiến Tổng thống Johnson quyết định không tái tranh cử.
Tuy nhiên, theo ông Ellsberg, nay là nhà phân tích quân sự, ông không trông đợi sẽ tìm thấy tiết lộ nào quan trọng trong tập hồ sơ dày 7.000 trang này vì phần lớn nội dung của tài liệu đã được trình bày tại các cuộc hội thảo của Quốc hội Mỹ hoặc dưới các hình thức khác trong vòng 40 năm qua.
So với bản tài liệu "Hồ sơ Lầu Năm Góc" được Thượng nghị sỹ Mike Gravel của Đảng Dân chủ bang Alaska công bố vào năm 1971 thì bản giải mật lần này có thêm 2.384 trang nhưng lại thiếu nhiều phần so với bản do Ủy ban Quân Lực Hạ viện Mỹ công bố cũng vào năm 1971.
Cũng năm đó, ông Ellsberg không tiết lộ phần liên quan tới các cuộc thương lượng về hòa bình giữa chính quyền Mỹ lúc đó và Hà Nội nhưng phần này đã được giải mật vài năm sau đó./.
(Vietnam+)