Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 20/3 đã chính thức thông báo lên Quốc hội kế hoạch khởi động đàm phán Hiệp định Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) với Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực tạo lập khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Theo quy định, các cuộc thương lượng sẽ được bắt đầu không sớm hơn 90 ngày sau khi Chính phủ có thông báo chính thức lên Quốc hội. Bởi mức thuế quan trung bình của Mỹ và EU đã tương đối thấp, các cách tiếp cận mới nhằm giảm những tác động bất lợi của hàng rào phi thuế quan đối với thương mại song phương sẽ là trọng tâm của các cuộc thương lượng.
Phần khó khăn trong các cuộc đàm phán có thể sẽ là việc thu hẹp những khác biệt pháp lý vốn cản trở thương mại trong các lĩnh vực như nông nghiệp, hóa chất, dược phẩm và ôtô.
Theo quyền Đại diện Thương mại Mỹ Demetrios Marantis, một hiệp định thương mại toàn diện sẽ mang lại cho cả kinh tế Mỹ và EU những lợi ích to lớn khi mở ra những cơ hội mới cho xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng.
Một hiệp định thương mại không phải là loại thuốc thần kỳ cho sự thịnh vượng, song có thể góp phần thúc đẩy đà phục hồi kinh tế khi các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ.
Theo ước tính của Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế ở London, Hiệp định thương mại tự do Mỹ-EU mỗi năm sẽ tạo ra khoảng 119 tỷ euro (155 tỷ USD) cho EU và 95 tỷ euro cho Mỹ.
Quan hệ kinh tế Mỹ-EU là lớn nhất thế giới khi chiếm gần một nửa sản lượng hàng hóa và dịch vụ, và 30% thương mại toàn cầu. Các hoạt động thương mại và đầu tư song phương đã giúp duy trì việc làm cho 13 triệu người ở cả hai nước.
Thương mại hàng hóa và dịch vụ song phương giữa Mỹ và EU hàng năm đạt tổng 1.000 tỷ USD và đầu tư trực tiếp nước ngoài lẫn nhau là 3.700 tỷ USD. Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại giữa hai nước chậm lại trong những năm gần đây do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như các chính sách hỗ trợ và các quy định của mỗi bên./.
Theo quy định, các cuộc thương lượng sẽ được bắt đầu không sớm hơn 90 ngày sau khi Chính phủ có thông báo chính thức lên Quốc hội. Bởi mức thuế quan trung bình của Mỹ và EU đã tương đối thấp, các cách tiếp cận mới nhằm giảm những tác động bất lợi của hàng rào phi thuế quan đối với thương mại song phương sẽ là trọng tâm của các cuộc thương lượng.
Phần khó khăn trong các cuộc đàm phán có thể sẽ là việc thu hẹp những khác biệt pháp lý vốn cản trở thương mại trong các lĩnh vực như nông nghiệp, hóa chất, dược phẩm và ôtô.
Theo quyền Đại diện Thương mại Mỹ Demetrios Marantis, một hiệp định thương mại toàn diện sẽ mang lại cho cả kinh tế Mỹ và EU những lợi ích to lớn khi mở ra những cơ hội mới cho xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng.
Một hiệp định thương mại không phải là loại thuốc thần kỳ cho sự thịnh vượng, song có thể góp phần thúc đẩy đà phục hồi kinh tế khi các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ.
Theo ước tính của Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế ở London, Hiệp định thương mại tự do Mỹ-EU mỗi năm sẽ tạo ra khoảng 119 tỷ euro (155 tỷ USD) cho EU và 95 tỷ euro cho Mỹ.
Quan hệ kinh tế Mỹ-EU là lớn nhất thế giới khi chiếm gần một nửa sản lượng hàng hóa và dịch vụ, và 30% thương mại toàn cầu. Các hoạt động thương mại và đầu tư song phương đã giúp duy trì việc làm cho 13 triệu người ở cả hai nước.
Thương mại hàng hóa và dịch vụ song phương giữa Mỹ và EU hàng năm đạt tổng 1.000 tỷ USD và đầu tư trực tiếp nước ngoài lẫn nhau là 3.700 tỷ USD. Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại giữa hai nước chậm lại trong những năm gần đây do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như các chính sách hỗ trợ và các quy định của mỗi bên./.
Lê Minh (TTXVN)