Các nhà khoa học Mỹ hôm 24/5 cho biết, công nghệ đo thân nhiệt mới do họ chế tạo có thể giúp vén bức màn bí mật khủng long rốt cuộc là động vật máu lạnh hay động vật máu nóng.
Giáo sư John Earl thuộc Viện Công nghệ California, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ mới này không sử dụng phương pháp đo thân nhiệt bằng nhiệt kế như trước kia vẫn sử dụng, tuy nhiên kết quả thu được lại “tương đồng” với kết quả đo trực tiếp.
Các nhà khoa học cho biết, bằng cách phân tích đồng vị cacbon-13 và oxy-18 đối với xương, răng và vỏ trứng của động vật có xương sống thể hình lớn đã tuyệt chủng, có thể nắm bắt được chính xác thân nhiệt của một số động vật, qua đó phán đoán được một số động vật thuộc máu lạnh hay máu nóng.
Trước tiên, các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm công nghệ này trên thân thể của voi và cá mập đang còn sống, sau đó tiếp tục chuyển sang nghiên cứu đối với động vật đã tuyệt chủng. Các nhà khoa học đã lợi dụng công nghệ mới này để đo thân nhiệt của tê giác và cá sấu máu lạnh đã tuyệt chủng.
Sau khi đã nắm bắt được chuẩn xác biện pháp đo thân nhiệt, các nhà khoa học tiếp tục chuyển hướng mục tiêu sang động vật có xương sống như khủng long.
Nhà khoa học Robert Eagle phụ trách soạn Báo cáo cho biết: “Chúng ta biết rất ít về cơ chế sinh lý của động vật có vú và động vật cổ đại xuất hiện trước loài chim. Chúng tôi đang nghiên cứu vỏ trứng và răng khủng long để tìm hiểu xem nhiều loài khủng long thuộc động vật máu lạnh hay động vật máu nóng.”/.
Giáo sư John Earl thuộc Viện Công nghệ California, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ mới này không sử dụng phương pháp đo thân nhiệt bằng nhiệt kế như trước kia vẫn sử dụng, tuy nhiên kết quả thu được lại “tương đồng” với kết quả đo trực tiếp.
Các nhà khoa học cho biết, bằng cách phân tích đồng vị cacbon-13 và oxy-18 đối với xương, răng và vỏ trứng của động vật có xương sống thể hình lớn đã tuyệt chủng, có thể nắm bắt được chính xác thân nhiệt của một số động vật, qua đó phán đoán được một số động vật thuộc máu lạnh hay máu nóng.
Trước tiên, các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm công nghệ này trên thân thể của voi và cá mập đang còn sống, sau đó tiếp tục chuyển sang nghiên cứu đối với động vật đã tuyệt chủng. Các nhà khoa học đã lợi dụng công nghệ mới này để đo thân nhiệt của tê giác và cá sấu máu lạnh đã tuyệt chủng.
Sau khi đã nắm bắt được chuẩn xác biện pháp đo thân nhiệt, các nhà khoa học tiếp tục chuyển hướng mục tiêu sang động vật có xương sống như khủng long.
Nhà khoa học Robert Eagle phụ trách soạn Báo cáo cho biết: “Chúng ta biết rất ít về cơ chế sinh lý của động vật có vú và động vật cổ đại xuất hiện trước loài chim. Chúng tôi đang nghiên cứu vỏ trứng và răng khủng long để tìm hiểu xem nhiều loài khủng long thuộc động vật máu lạnh hay động vật máu nóng.”/.
Ngọc Thúy (Vietnam+)