Giới chức Mỹ ngày 29/6 cho biết thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington sẽ chấp thuận 22 đề nghị hỗ trợ từ 12 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó Nhật Bản ngỏ ý đưa hai tàu cao tốc và phao ngăn lửa tới hiện trường.
Mỹ đang tính toán các phương thức cụ thể để phân bố những hỗ trợ đó. Nội dung chi tiết về vấn đề này sẽ được công bố khi giới chức hoàn tất việc thảo luận các phương thức.
Hiện có khoảng hơn 30 nước và tổ chức quốc tế đã đề nghị hỗ trợ Chính phủ Mỹ khắc phục thảm họa "thủy triều đen" sau sự cố nổ giàn khoan Deepwater Horizon trên Vịnh Mexico vào hồi cuối tháng Tư vừa qua, làm 11 công nhân thiệt mạng. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ không lý giải tại sao họ chỉ chấp thuận một số lời đề nghị.
Cùng ngày, Phó Tổng thống Joe Biden đã đến thị sát tại các khu vực đang chịu ảnh hưởng bởi thảm họa tràn dầu trong bối cảnh cơn bão nhiệt đới Alex đang mạnh dần lên ở Vịnh Mexico, ngăn cản các nỗ lực dọn dẹp dầu loang trên vịnh.
Ông cũng đã quở trách Thống đốc bang Louisiana Bobby Jindal do phản ứng chậm chạp trong việc khắc phục sự cố này.
Tại cuộc gặp với Phó Tổng thống Joe Biden, ông Jindal đã nhắc lại yêu cầu xây đập bảo vệ các loài thủy sinh, đồng thời cho rằng nỗ lực dọn sạch dầu loang vẫn chưa đủ mạnh nhằm đối phó cơn bão Alex.
Cơn bão mạnh gây sóng to đang khiến Tập đoàn năng lượng Anh (BP), đơn vị thuê giàn khoan bị sập gây ra thảm họa tràn dầu nói trên, đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai con tàu thứ ba giúp làm tăng gần gấp đôi khả năng hút dầu tràn ra từ đường ống bị vỡ.
Theo thống kê chính thức, từ khi xảy ra sự cố tràn dầu trên Vịnh Mexico, ước tính có từ 1,6-3,6 triệu thùng dầu đã đổ ra biển. Chi phí khắc phục thảm họa này của BP vẫn không ngừng tăng, với bốn triệu USD bỏ ra cho mỗi giờ qua đi. Trong khi đó, số đơn đòi bồi thường thiệt hại cũng tăng lên.
BP khẳng định đã trả tiền bồi thường cho gần 41.000 nguyên đơn, với tổng số tiền lên tới 128 triệu USD. Tiền của BP chưa có dấu hiệu "tuôn ra chậm lại" chừng nào tập đoàn này chưa bịt được giếng dầu bị thủng do vụ nổ giàn khoan./.
Mỹ đang tính toán các phương thức cụ thể để phân bố những hỗ trợ đó. Nội dung chi tiết về vấn đề này sẽ được công bố khi giới chức hoàn tất việc thảo luận các phương thức.
Hiện có khoảng hơn 30 nước và tổ chức quốc tế đã đề nghị hỗ trợ Chính phủ Mỹ khắc phục thảm họa "thủy triều đen" sau sự cố nổ giàn khoan Deepwater Horizon trên Vịnh Mexico vào hồi cuối tháng Tư vừa qua, làm 11 công nhân thiệt mạng. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ không lý giải tại sao họ chỉ chấp thuận một số lời đề nghị.
Cùng ngày, Phó Tổng thống Joe Biden đã đến thị sát tại các khu vực đang chịu ảnh hưởng bởi thảm họa tràn dầu trong bối cảnh cơn bão nhiệt đới Alex đang mạnh dần lên ở Vịnh Mexico, ngăn cản các nỗ lực dọn dẹp dầu loang trên vịnh.
Ông cũng đã quở trách Thống đốc bang Louisiana Bobby Jindal do phản ứng chậm chạp trong việc khắc phục sự cố này.
Tại cuộc gặp với Phó Tổng thống Joe Biden, ông Jindal đã nhắc lại yêu cầu xây đập bảo vệ các loài thủy sinh, đồng thời cho rằng nỗ lực dọn sạch dầu loang vẫn chưa đủ mạnh nhằm đối phó cơn bão Alex.
Cơn bão mạnh gây sóng to đang khiến Tập đoàn năng lượng Anh (BP), đơn vị thuê giàn khoan bị sập gây ra thảm họa tràn dầu nói trên, đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai con tàu thứ ba giúp làm tăng gần gấp đôi khả năng hút dầu tràn ra từ đường ống bị vỡ.
Theo thống kê chính thức, từ khi xảy ra sự cố tràn dầu trên Vịnh Mexico, ước tính có từ 1,6-3,6 triệu thùng dầu đã đổ ra biển. Chi phí khắc phục thảm họa này của BP vẫn không ngừng tăng, với bốn triệu USD bỏ ra cho mỗi giờ qua đi. Trong khi đó, số đơn đòi bồi thường thiệt hại cũng tăng lên.
BP khẳng định đã trả tiền bồi thường cho gần 41.000 nguyên đơn, với tổng số tiền lên tới 128 triệu USD. Tiền của BP chưa có dấu hiệu "tuôn ra chậm lại" chừng nào tập đoàn này chưa bịt được giếng dầu bị thủng do vụ nổ giàn khoan./.
(TTXVN/Vietnam+)