Ngày 1/3, Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Bosworth cho biết Mỹ đang cân nhắc nối lại chương trình viện trợ lương thực cho Triều Tiên trong bối cảnh nước này vừa trải qua mùa Đông khắc nghiệt chưa từng có khiến mùa màng thất bát.
Tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Bosworth nói Mỹ đang đánh giá nhu cầu xin viện trợ của Triều Tiên sau khi nước này đưa ra yêu cầu.
Theo ông Bosworth, nếu chương trình viện trợ lương thực cho Triều Tiên được nối lại, lương thực sẽ tới tay người dân nước này nếu việc giám sát được tiến hành một cách hiệu quả.
Ông Bosworth cũng nói Washington đang làm việc để chấm dứt hai năm bế tắc trong đàm phán sáu bên nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Trong khi đó, ông Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho các nghị sĩ biết rằng chưa có quyết định về việc nối lại viện trợ lương thực cho Triều Tiên và việc viện trợ phải được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ của Hàn Quốc. Theo ông Campbell, viện trợ lương thực cho Triều Tiên là vấn đề nhân đạo chứ không phải vấn đề chính trị.
Tháng trước, sau khi trở về từ Triều Tiên, năm nhóm viện trợ phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ đã thông báo rằng mùa Đông lạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua đã làm giảm một nửa sản lượng lương thực của Triều Tiên và chính quyền Triều Tiên ước tính dự trữ lương thực của nước này sẽ cạn kiệt vào giữa tháng Sáu tới.
Chính phủ Mỹ ngừng viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên từ năm 2009 sau khi các nhân viên giám sát của Mỹ bị trục xuất ra khỏi nước này.
Trong một diễn biến khác liên quan, cũng tại cuộc điều trần nói trên, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông John Kerry đã kêu gọi tiến hành "các cuộc đàm phán hiệu quả giữa Mỹ với Triều Tiên" về nối lại đàm phán sáu bên.
Ông Kerry cho rằng một cuộc đàm phán thành công giữa Mỹ và Triều Tiên có thể đặt nền móng cho việc nối lại tiến trình đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên./.
Tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Bosworth nói Mỹ đang đánh giá nhu cầu xin viện trợ của Triều Tiên sau khi nước này đưa ra yêu cầu.
Theo ông Bosworth, nếu chương trình viện trợ lương thực cho Triều Tiên được nối lại, lương thực sẽ tới tay người dân nước này nếu việc giám sát được tiến hành một cách hiệu quả.
Ông Bosworth cũng nói Washington đang làm việc để chấm dứt hai năm bế tắc trong đàm phán sáu bên nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Trong khi đó, ông Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho các nghị sĩ biết rằng chưa có quyết định về việc nối lại viện trợ lương thực cho Triều Tiên và việc viện trợ phải được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ của Hàn Quốc. Theo ông Campbell, viện trợ lương thực cho Triều Tiên là vấn đề nhân đạo chứ không phải vấn đề chính trị.
Tháng trước, sau khi trở về từ Triều Tiên, năm nhóm viện trợ phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ đã thông báo rằng mùa Đông lạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua đã làm giảm một nửa sản lượng lương thực của Triều Tiên và chính quyền Triều Tiên ước tính dự trữ lương thực của nước này sẽ cạn kiệt vào giữa tháng Sáu tới.
Chính phủ Mỹ ngừng viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên từ năm 2009 sau khi các nhân viên giám sát của Mỹ bị trục xuất ra khỏi nước này.
Trong một diễn biến khác liên quan, cũng tại cuộc điều trần nói trên, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông John Kerry đã kêu gọi tiến hành "các cuộc đàm phán hiệu quả giữa Mỹ với Triều Tiên" về nối lại đàm phán sáu bên.
Ông Kerry cho rằng một cuộc đàm phán thành công giữa Mỹ và Triều Tiên có thể đặt nền móng cho việc nối lại tiến trình đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên./.
(TTXVN/Vietnam+)